Đố bạn: Vì sao các hành tinh lại có hình tròn?

Minh Hồng
Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời và các hành tinh khác trong vũ trụ đều có hình tròn, điều này ai cũng biết nhưng vì sao lại là hình tròn mà không phải hình vuông, chữ nhật hay hình thoi?

Hình dạng của Trái Đất đã được người Hy Lạp cổ đại chứng minh từ hơn 2.000 năm trước rồi, họ còn biết tình toán kích thước của hành tinh bằng những quan sát đơn giản về Mặt Trời.

Còn ngày nay, khi khoa học đã phát triển lên một tầm cao mới, làm thế nào để chúng ta khẳng định Trái Đất hình tròn? 

Khi học Vật lý, chúng mình đã biết rằng, nếu thả bất cứ thứ gì, lực hấp dẫn sẽ khiến nó rơi trực tiếp về phía trung tâm của Trái Đất cho đến khi nó chạm đất. Mọi vật có khối lượng đều chịu tác động bởi lực hấp dẫn của Trái Đất.

Đố bạn: Vì sao các hành tinh lại có hình tròn? - Ảnh 1
Lực hấp dẫn của Trái Đất khiến mọi vật có trọng lực đều bị hút vào phía trung tâm

Trái Đất và tất cả các hành tinh trong vũ trụ có hình tròn vì khi các hành tinh hình thành, chúng được cấu tạo từ vật chất nóng chảy, về cơ bản là chất lỏng rất nóng. Dưới tác động của lực hấp dẫn, các vật mà Trái Đất được tạo thành từ mọi hướng như nhau và tạo thành một quả bóng.

Khi Trái Đất nguội dần và trở thành một chất rắn, nó là một quả bóng tròn siêu to khổng lồ. Nếu Trái Đất không quay, thì nó sẽ là một hành tinh tròn hoàn hảo.

Đố bạn: Vì sao các hành tinh lại có hình tròn? - Ảnh 2

Đám mây khí mà Trái Đất tạo ra từ từ quay theo một hướng quanh một trục. Đỉnh và đáy của trục này là cực bắc và cực nam của Trái Đất.

Nếu bạn đã từng chơi đu quay sẽ biết rằng đu quay quay tròn có xu hướng khiến người đó bị bật ra. Đu quay quay càng nhanh, càng khó để người ta ngồi lại. Xu hướng bị bật ra này chính là lực ly tâm và đẩy khối lượng trên đường xích đạo ra ngoài. Vì thế, Trái Đất phình ra ở đường xích đạo.

Khi hành tinh nguội và cứng lại, nó vẫn giữ nguyên hình dạng đó. Nếu một hành tinh nóng chảy bắt đầu quay nhanh hơn, nó sẽ ít tròn hơn và có chỗ phồng lớn hơn.

Tất cả các hành tinh đều tròn là do lực hấp dẫn. Vì chúng quay với tốc độ khác nhau, một số hành tinh có đường xích đạo phình ra hơn so với các cực của chúng.

Đố bạn: Vì sao các hành tinh lại có hình tròn? - Ảnh 3

Theo các nhà khoa học, hình dạng của hành tinh và tốc độ hay hướng mà nó quay phụ thuộc vào điều kiện ban đầu của vật chất mà nó tạo thành.

Như vậy thắc mắc của bạn đã được giải đáp rồi đấy. Các hành tinh có hình tròn là do lực hấp dẫn. 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đố bạn: Vì sao các hành tinh lại có hình tròn? tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kỳ thú sao chổi

Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe ...

Bài Khám Phá khác

Khám phá làng cổ Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với những ngôi làng cổ yên bình, trầm mặc – nơi chúng mình có thể khám phá nhiều điều thú vị về văn hóa dân gian và nghề truyền thống.

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.