Động vật giao tiếp như thế nào?

Nhi đồng
Mỗi loài động vật đều có "ngôn ngữ" riêng để giao tiếp với nhau đấy, chúng mình hãy cùng tìm hiểu nhé.

Cầy thảo nguyên

Cầy thảo nguyên (hay còn gọi là sóc chó, sóc đồng cỏ) được coi là một trong những loài động vật thông minh nhất trên Trái Đất. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, ngôn ngữ của cầy thảo nguyên còn phức tạp hơn so với ngôn ngữ của con người. Chỉ cần một tiếng kêu, chúng có thể gửi cả một đoạn thông tin tới cho đồng loại để thông báo, miêu tả chi tiết về hình dạng, kích thước, màu sắc... của những mối nguy hiểm đang đến gần.

Vẹt

Vẹt thực sự học được các từ ngữ và có thể nói chuyện được, chứ không chỉ bắt chước một cách vô thức như chúng ta vẫn nghĩ.

Ếch

Một loài ếch sinh sống ở các khu rừng ẩm ướt thuộc khu vực Đông Nam Á có thể phát ra và nghe được âm thanh ở tần số siêu âm mà con người không thể nghe được. Loài ếch này có màng nhĩ lõm ở mặt bên của hộp sọ.

Cá heo

Khi nghiên cứu những âm thanh của cá heo phát ra trong lúc ngủ, các nhà khoa học đã phát hiện chúng đang “nói” một ngôn ngữ khác. Khi tỉnh dậy, chúng không bao giờ “nói” ngôn ngữ này.

Mọt gỗ

Những con mọt gỗ sử dụng phương pháp giao tiếp tương tự như… mã moóc-xơ, một kỹ thuật mã hóa ký tự mà chúng ta hay dùng để truyền các thông tin điện báo. Loài bọ cánh cứng này cụng đầu vào một đầu của đường hầm để tạo tiếng vang đến cuối đường hầm và truyền các thông điệp cho cả nhóm.

Mèo

Mèo chỉ kêu “meo, meo” với con người, còn khi giao tiếp với nhau, chúng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, một vài âm thanh khác lạ hoặc rít lên. Chỉ khi đứng trước con người hoặc mèo mẹ, mèo mới kêu “meo meo” với mục đích để gây sự chú ý, đòi ăn, “chào” hay đòi ra ngoài…

Để truyền đạt thông tin cho đồng loại, một số loài cá sử dụng ngôn ngữ ký hiệu riêng. Ví dụ như loài cá mú san hô lắc thường dùng vây để tạo ra những cử chỉ. Khi bẫy mồi thành công, chúng sẽ hướng mũi vào các con mồi và “nhảy múa” để báo hiệu cho đàn.

Voi

Giống như con người, mỗi cá thể voi cũng có một giọng nói riêng với độ trong - đục, trầm - bổng khác nhau. Bởi vậy, người ta có thể nhận ra một con voi trong đàn chỉ qua tiếng kêu của nó.

 

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Nhi đồng, số 5 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Nhi đồng. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Động vật giao tiếp như thế nào? tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Những tấm pin mặt trời rực rỡ sắc màu

Lấy cảm hứng từ đôi cánh xanh lấp lánh của bướm Morpho, các nhà khoa học Đức đã phát triển các tấm pin năng lượng mặt trời vừa có màu sắc tươi vui vừa đảm bảo hiệu suất.

Về làng Vân xem Hội vật cầu nước

Vật cầu nước là lễ hội đặc sắc, gắn liền với lịch sử và truyền thống của làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Đây là dịp để người dân tưởng nhớ những anh hùng dân tộc, đồng thời thể hiện niềm khao khát mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân trồng lúa nước.