Du học sinh đón tết “trời tây”: Xa rồi mới nhận ra Tết là đoàn tụ, sum vầy

Uyển Nhi
Tết Nguyên đán là một “ngày lễ hạnh phúc” bởi đó là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau. Thế nhưng đây cũng là “ngày buồn nhất” của các bạn du học sinh vì phải đón năm mới qua màn hình điện thoại.

Vào dịp Tết Nguyên đán, phần lớn các bạn học sinh, sinh viên trở về nhà và cùng gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên, chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa. Còn với các bạn du học sinh, họ lại tất bật với công việc ở một múi giờ khác đón giao thừa qua từng bức ảnh, từng dòng tin nhắn...

Xa nhà rồi mới nhận ra ý nghĩa của Tết: Tết là đoàn tụ - Tết là sum vầy

Ngô Minh Tường là một du học sinh tại Canada và đã đón hai cái Tết cách quê nhà hàng ngàn cây số. Năm đầu tiên do còn nhiều bỡ ngỡ nên cô bạn đã không ăn Tết với cộng đồng người Việt. Tường chỉ rủ các bạn người châu Á đến làm một bữa cơm truyền thống ấm cúng và cảm thấy đón Tết xa nhà không phải là vấn đề lớn.

Nhưng đến năm thứ 2 thì sự nhớ nhà đã bắt đầu xuất hiện. Tường nói rằng mình nhớ không khí Tết ở Hà Nội, không gian chìm vào im lặng, thanh bình chứ không còn sự xô bồ như thường nhật. Mọi người diện váy áo rực rỡ vui xuân, ai ai cũng vui mừng, hứng khởi dạo phố.

Ngô Minh Tường – du học sinh tại trường Sydney Academy, Canada

Minh Tường chia sẻ: “Xa nhà rồi mới nhận ra ý nghĩ của Tết: Tết là đoàn tụ – Tết là sum vầy. Bây giờ chỉ mong được về nhà bên mâm cơm với ông bà, ở cạnh bên bố mẹ, kể cho bố mẹ nghe mình đã trường thành như thế nào sau một năm, và ngồi nghe ông bà kể chuyện “bao giờ cho đến ngày xưa”. Hồi bé, chỉ mong nhanh nhanh đến Tết còn bây giờ chỉ mong Tết đừng đến nhanh như vậy. Chỉ mong thời gian chậm lại đừng đi nhanh quá, để sự thành công của mình phải nhanh hơn sự già đi của cha mẹ”.

Ở đây cũng có Tết, nhưng sao bằng khoảnh khắc bên gia đình

Hàn Quốc là một đất nước có nền văn hoá khá tương đồng với Việt Nam chúng ta. Bởi vậy, các bạn du học sinh tại đây cũng phần nào cảm thấy may mắn khi vẫn được hoà chung vào không khí Tết cổ truyền.

Đã 2 năm đón Tết tại Hàn Quốc, bạn Nguyễn Thị Tú Linh chia sẻ: "Không về quê đón Tết cùng bố mẹ và các em làm mình cảm thấy rất buồn. Mỗi khi đến Tết, trên các trang mạng xã hội ai ai cũng đăng tải hình ảnh Tết cổ truyền ở quê nhà làm nỗi nhớ gia đình lại dâng cao lên. Tuy ở Hàn Quốc mọi người cũng đón Tết Âm lịch, thế nhưng mình vẫn luôn nhớ về những khoảnh khắc đón năm mới bên gia đình và bạn bè khi ở Việt Nam”.

Nguyễn Thị Tú Linh – du học sinh tại trường Songwon University, Hàn Quốc

Trải nghiệm Tết ở Việt Nam rất vui nên khi đi xa rất nhớ Tết quê nhà

“Đây là năm thứ 3 mình ăn Tết ở New Zealand và thường đón gia thừa cùng hội bạn thân. Khác với Việt Nam, người dân ở đây chỉ đón Giáng sinh nên không có Tết quả thực một trải nghiệm mới mẻ đối với mình”, bạn Lê Đức Quân cho biết.

Vì không được đón Tết ở quê nhà nên Phúc rất nhớ khoảng khắc ngồi nấu bánh chưng cùng gia đình vào đêm muộn, nhớ những lúc cùng bố đi mua đào, quất về trang trí nhà của và cả những lúc đến nhà họ hàng chúc Tết.

Đức Quân giọng xúc động, nói: “Mình đã có những trải nghiệm Tết ở Việt Nam rất vui nên giờ rất nhớ Tết ở nhà. Nếu được gửi lời chúc đến gia đình, mình muốn chúc gia đình một năm mới vui vẻ, đầm ấm. Mình ở nơi này rất nhớ gia đình và nhớ Tết”.

Lê Đức Quân (thứ 2 từ trái sang) – du học sinh tại trường Glendwie College, New Zealand

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Du học sinh đón tết “trời tây”: Xa rồi mới nhận ra Tết là đoàn tụ, sum vầy tại chuyên mục Học đường của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Học đường khác

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Được tin bạn Nguyễn Bảo Quyên và bạn Nguyễn Mỹ Gia Hân cùng học lớp 5G, trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã trao tặng mái tóc của mình cho các bệnh nhân ung thư thông qua “Doanh nghiệp xã hội mạng lưới ung thư vú Việt Nam” khiến thầy cô và các bạn trong trường đều rất nể phục.

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Khải - học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chu Văn An A (TP. Hà Nội).

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.