Đưa tranh ảnh cùng giá trị truyền thống dân tộc vào tiết học tiếng Anh

Phan Thoa
Từ ý tưởng đưa tranh ảnh cùng các giá trị truyền thống dân tộc vào tiết học tiếng Anh để giúp các em tiếp thu nhanh hơn, đồng thời bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
Cô trò trường THCS Tô Hiệu- Hải Phòng đã nỗ lực biến ý tưởng này thành phương pháp“dạy học dự án” hoàn toàn mới mẻ, hữu ích.

Khách mời cùng giáo viên, học sinh đến từ nhiều trường học trên địa bàn thành phố đã có một buổi thử nghiệm phương pháp “dạy học dự án” Dong Ho Folk Woodcut Painting vô cùng bổ ích, lý thú do cô và trò lớp 7 trường THCS Tô Hiệu thực hiện sáng 23/10.

                              Buổi thử nghiệm phương pháp “dạy học dự án” Dong Ho Folk Woodcut Painting của cô và trò lớp 7 trường THCS Tô Hiệu

Không chỉ thú vị mà khách mời còn ngạc nhiên bởi khả năng nói tiếng Anh lưu loát, trôi chảy cùng phong cách tự tin dù mới chỉ là học sinh lớp 7 của trường.

Hoàn toàn sử dụng tiếng Anh, tiết học được bắt đầu dưới sự hướng dẫn của cô giáo Trần Thị Thùy Linh (giáo viên trường THCS Tô Hiệu) với phần học từ vựng.

Các em học sinh được phân thành hai nhóm và cố gắng viết ra càng nhiều từ vựng tiếng anh liên quan đến tranh đồng hồ trong vòng 3 phút càng tốt. Theo cô giáo Linh, việc cạnh tranh kiểu như thế này sẽ giúp các em tăng hứng thú từ đó nhanh chóng ghi nhớ và viết ra các từ vựng.

                                                                 Vở kịch “Đám cưới chuột” đã được các em tự tin biểu diễn

Phần thuyết trình cũng diễn ra khá sôi nổi ngay sau đó, các em học sinh trình bày về hiểu biết của bản thân từ việc giới thiệu các bức tranh nổi tiếng cho đến quá trình để tạo ra một bức tranh đông hồ hoàn chỉnh.

Cũng theo cô Linh, khác với các tiết học thông thường, ở tiết học như thế này cô giáo luôn để các em tự đặt ra các câu hỏi tình huống và trao đổi với nhau, bạn học sinh trả lời đúng sẽ nhận được phần quà nhỏ khích lệ.

Không chỉ hào hứng, say mê, để tiết học thêm sôi nổi các em học sinh còn tự tin, vô tư diễn vở kịch “Đám cưới chuột” đã được dàn dựng từ trước khiến cả sân trường tràn ngập tiếng cười.

                                                         Cô và trò lớp 7 trường THCS Tô Hiệu trong tiết học tiếng Anh

Phần sau của tiết học, hai bức tranh đã được cô giáo Linh đưa ra để các em học sinh phân biệt sự khác nhau giữa tranh đông hồ và các bức tranh bình thường. Từ đó cô Linh khéo léo giúp các em liên hệ và sử dụng các cấu trúc câu tiếng anh có liên quan.

Ở phần cuối của tiết học, các em học sinh đã cùng nhau bình chọn bức tranh đẹp nhất, đây cũng là thành phẩm trong chuyến đi thăm quan làng tranh Đông Hồ của các em tuần trước. Tiết học kết thúc thành công rực rỡ với sự tán thưởng từ các lãnh dạo và các giáo viên đến tham dự chuyên đề.

Có thể nói, cô trò trường THCS Tô Hiệu đã thể hiện khá thành công phương pháp học tập hoàn toàn mới này. Việc đưa tranh ảnh cùng các giá trị truyền thống dân tộc vào tiết học tiếng anh giúp các em tiếp thu nhanh hơn, đồng thời bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.

Theo Giáo dục & Thời đại

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đưa tranh ảnh cùng giá trị truyền thống dân tộc vào tiết học tiếng Anh tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Bí quyết vàng của "quân sư toán học"

Bạn Trịnh Hoàng Phong là một “cây Toán” nổi danh của lớp 5A4, trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Hà Đông, Hà Nội). Trong năm 2023 và 2024 vừa qua, cậu bạn đã xuất sắc ẵm gọn 3 Huy chương Vàng cấp Quốc gia tại Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế FMO và Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế TIMO đấy nhé!

Truyền cảm hứng học tập qua Lễ hội Văn hóa dân gian

Học tập qua trải nghiệm là một trong những xu hướng giáo dục hiện đại đã được các nhà trường áp dụng trong những năm gần đây giúp học sinh có cơ hội học tập thông qua những trải nghiệm thực tế, mở rộng không gian học tập cũng như tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên.

Thể lệ cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ”

Thiết thực hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc nhỏ tuổi và các nhà trường, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên tiếp tục tổ chức cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ năm học 2024-2025.