Đừng bao giờ để bị lừa bởi những chiêu trò giả mạo tin nhắn ngân hàng này

Ngọc Lam
Mặc dù có rất nhiều thông tin, bài báo nói về vấn đề giả mạo tin nhắn ngân hàng nhưng vẫn có không ít người dùng bị "mắc bẫy" rồi trở thành nạn nhân.

Nhiều người đã không mảy may nghi ngờ, ngoan ngoãn làm theo hướng dẫn khi thấy đó là tin nhắn đến từ ngân hàng mà mình đã mở tài khoản để rồi toàn bộ số tiền trong tài khoản bị vét sạch. Các thủ đoạn lừa đảo bây giờ ngày càng trở nên tinh vi hơn, đối tượng lừa đảo cũng lợi dụng các website cho phép hiển thị số điện thoại dưới dạng tên các đơn vị để lừa đảo.

Như trong trường hợp này, đối tượng đã gửi tin nhắn dưới tên ngân hàng VietinBank và chỉ thông báo về việc ngân hàng sẽ nâng cấp hệ thống và yêu cầu người dùng xác minh lại để sử dụng. Đây là một tin nhắn lừa đảo vô cùng tinh vi, khác với những chiêu trò lừa đảo thông báo về việc mở dịch vụ tài chính hay chi tiêu ở nước ngoài.

Đừng bao giờ để bị lừa bởi những chiêu trò giả mạo tin nhắn ngân hàng này - Ảnh 1
Tin nhắn lừa đảo giả danh ngân hàng VietinBank.

Với thủ đoạn mới, những kẻ gian chỉ gửi nội dung "nhắc nhở" người dùng xác minh lại thông tin đã đủ khiến nhiều người sập bẫy. Thực chất, chiêu trò lừa đảo này cực kỳ nguy hiểm bởi những tin nhắn được gửi đến bằng đúng tên ngân hàng mà lẽ ra chỉ có đơn vị sở hữu thương hiệu mới có quyền sử dụng (SMS Brandname). Và vì chung một SMS Brandname nên điện thoại sẽ tự động gom chung các tin nhắn lại với nhau khiến người dùng khó phân biệt.

SMS Brandname là một hình thức tin nhắn định danh thương hiệu, được các tổ chức như ngân hàng hay các cơ quan hữu quan đăng ký độc quyền tại các nhà mạng viễn thông. Nó được sử dụng làm dịch vụ gửi tin nhắn, gọi điện hàng loạt đến các khách hàng để chăm sóc, quảng bá hình ảnh, thông báo nội dung, chính sách mới,... đến tệp khách hàng của mình.

Theo nguyên tắc, khi tin nhắn, cuộc gọi Brandname đã được đăng ký tại các nhà mạng thì các tổ chức, cá nhân khác không được phép đăng ký trùng tên thương hiệu. Bởi vậy mà những tin nhắn định danh thường là thông báo chính thức của cơ quan, tổ chức và người dùng luôn dễ dàng tin vào nội dung các tin nhắn đó.

Đừng bao giờ để bị lừa bởi những chiêu trò giả mạo tin nhắn ngân hàng này - Ảnh 2
Đừng bao giờ để bị lừa bởi những chiêu trò giả mạo tin nhắn ngân hàng này - Ảnh 1
Nhiều ngân hàng lớn khác cũng gặp phải tình trạng tương tự.

Nhưng khi nhận được những tin nhắn này, người dùng cần tinh ý xác nhận lại các đường link gửi đính kèm trong tin nhắn. Thông thường, các đường link này sẽ có ký tự lạ, bạn tuyệt đối không truy cập vào các đường link không được xác thực. Để bảo vệ khách hàng của mình, nhiều ngân hàng cũng đã lên tiếng cảnh báo khách hàng những điều không nên làm sau:

- Không cung cấp thông tin cá nhân cho bất cứ ai, kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng,... Các thông tin cần bảo mật bao gồm: số CMND/CCCD, hộ khẩu, thông tin ngân hàng điện tử (tên đăng nhập, mật khẩu), thông tin xác thực giao dịch (các loại tin nhắn OTP/Smart OTP), thông tin về tài khoản ví liên kết (tên đăng nhập/mật khẩu) để tránh bị kẻ gian lấy cắp thông tin cá nhân và sử dụng trái phép. Đồng thời không chia sẻ các thông tin này lên mạng xã hội.

- Không truy cập và thực hiện giao dịch trên các website lạ nhận được qua điện thoại, tin nhắn, email.

- Không lưu tự động thông tin đăng nhập ngân hàng điện tử trên bất cứ máy tính và trình duyệt web nào.

- Không đưa thông tin giao dịch lên mạng, đặc biệt là những giao dịch mua bán hàng trực tuyến.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đừng bao giờ để bị lừa bởi những chiêu trò giả mạo tin nhắn ngân hàng này tại chuyên mục Sành của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sành khác

Rô-bốt hình người siêu nhỏ

Vừa qua, nhóm 4 học sinh gồm: Aaron Ho Yat Fung, Isaac Zachary To, Justin Wang Tou Dương và Ngo Hei Leung (trường Nam sinh Diocesan, Hong Kong) đã chế tạo rô-bốt hình người nhỏ nhất từng ghi nhận trên thế giới.Họ đã phá kỷ lục trước đó do Zain Ahmad Qureshi (người Pakistan) thiết lập vào năm 2022.