Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH: "Cương tỏa", "Lưỡng cực kết cấu", "Tầng vía sâu thẳm"...

Thu Trà
Chỉ đọc phần mở bài thôi, nhiều người thậm chí còn không hiểu được anh chàng này đang viết gì. Vì sao lại như vậy?

Thông thường, sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Văn, dư luận sẽ rất chú ý tới những bài văn được điểm 9, điểm 10. Kỳ thi năm nay cũng ghi nhận bài văn đạt điểm 10 đầu tiên từ nam sinh xứ Quảng, Đặng Văn Quang. Tuy nhiên thu hút dư luận thời gian này lại là bài phân tích tác phẩm "Sóng" của một thủ khoa kỳ thi năm ngoái - 2020. Đó là nam sinh Võ Lập Phúc (quê An Giang) - thủ khoa khối D14 năm 2020. 

Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Thủ khoa khối D14 - Võ Lập Phúc

Dưới đây là toàn bộ bài văn của anh chàng: 

 

Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Thủ khoa khối D14 2020 trổ tài phân tích bài Sóng: Ngôn từ uyên bác khiến nhiều người chẳng biết viết gì

Với văn phong mượt mà, nội dung sâu sắc và nền kiến thức rộng - đặc biệt kiến thức về triết học - bài văn được nhiều người đánh giá cao. Song bên cạnh đó, một luồng ý kiến khác cho rằng, bài văn quá "khoe chữ", sử dụng nhiều trường ngôn tráng ngữ, hàn lâm, khuôn sáo... khiến người đọc rơi vào "mê cung" của ngữ nghĩa, đồng thời mất đi vẻ đẹp nhẹ nhàng, trong sáng đầy tính nữ trong Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh. 

Để có được bài văn này, Lập Phúc đã phải sử dụng kiến thức của rất nhiều môn học như Toán, Văn, Địa... Dưới đây là loạt giải nghĩa nếu bạn muốn đọc trọn bài văn của Phúc:

1. Nền tảng:

Bộ phận vững chắc dựa trên các bộ phận khác tồn tại và phát triển

Ví dụ: Nền tảng tư tưởng, nền tảng kinh tế

2. Bản thể: Đây là một khái niệm trong triết học duy tâm, chỉ cái bản chất mà chỉ có lí trí mới hiểu được.

3. Kí thác: (từ ngữ văn chương) gửi gắm nỗi niềm, tâm sự

Ví dụ: Kí thác tâm sự trong bài thơ

4. Cương tỏa:

+ Cương: Dây buộc ngựa (đồng nghĩa với cương là giới hạn). Buộc ngựa là hình ảnh có thể thấy ngựa chỉ đi quanh quẩn trong giới hạn nào đó chứ không thể đi rong xa được.

+ Tỏa: Cái khóa mồm ngựa

=> Nghĩa bóng: Bị ràng buộc bởi thứ gì đó.

Ví dụ: Thoát khỏi vòng cương tỏa

Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Phúc là con một trong gia đình kinh doanh tự do tại An Giang. 

5. Nội hàm: Tập hợp tất cả các thuộc tính của các đối tượng được phản ánh trong một khái niệm; phân biệt với ngoại diện

Ví dụ: Nội hàm khái niệm

6. Hẳn hòi: (khẩu ngữ, ít dùng) mang ý nghĩa như "hẳn hoi"

7. Tàn rơi ứ đọng: Ghép của 2 danh từ "tàn rơi" và "ứ đọng"

+ Tàn rơi: Sự vật rơi xuống, phai tàn

+ Ứ đọng: Dồn tắc lâu tại một chỗ (nói khái quát). Ví dụ: Nước mưa ứ đọng gây ngập úng

8. Ngoại tại: Đây là từ ghép cần hiểu cả nghĩa từ "ngoại" và "tại". "Ngoại" mang nghĩa không gian bên ngoài. "Tại" là thực tại => Từ này mang nghĩa không gian/tình cảnh bên ngoài ở thực tại.

9. Nội sinh: Được sinh ra từ bên trong bản thân sự vật, đối tượng được nói đến (phân biệt với ngoại sinh)

Ví dụ: Năng lực nội sinh

10. Dạng thức: Hình thức, kiểu tồn tại của sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Các dạng thức ngữ pháp

11. Phạm trù: Khái niệm khoa học phản ảnh những thuộc tính và mối quan hệ chung, cơ bản nhất của các hiện tượng

Ví dụ: Vật chất, tinh thần là hai phạm trù cơ bản của triết học

12. Li khai: Tách mình ra khỏi, lìa bỏ một tổ chức hay những tư tưởng, quan điểm chính trị nào đó

Ví dụ: Một nước nhỏ li khai khỏi liên bang

Giải mã những ngôn từ uyên bác đến mức... người thường “lạc lối” trong bài Văn 10 trang của Thủ khoa ĐH:
Nhờ được bố mẹ đầu tư từ nhỏ, Phúc đã có lợi thể tiếng Anh rất sớm. 

Sau khi đoc hết bài viết của Phúc, phải thừa nhận 1 điều ngôn từ của anh chàng rất... khó hiểu. Khó ai có thể đọc trọn vẹn bài phân tích này mà không phải đi search Google một lần. Chính vì lẽ này mà bài viết của Phúc hiện đang thu hút rất nhiều luồng ý kiến từ cư dân mạng.

Một số ý kiến về bài văn từ cộng đồng mạng:

- "Bạn ấy sử dụng những cụm từ mà một người trưởng thành, từng trải cũng phải đọc đi đọc lại. Câu từ và lập luận chững chạc và là 1 người rất chỉn chu ở tuổi mới qua 18. Xứng đáng có 1 điểm số đẹp!".

- "Đồng ý là kiến thức của bạn rất sâu, rộng, có cái nhìn đa chiều, tiếp cận tác phẩm ở nhiều góc độ. Nhưng, mình cảm thấy hơi phức tạp hoá vấn đề và mang tính suy diễn. Theo mình hiểu, những gì Xuân Quỳnh gửi gắm qua từng câu thơ rất dung dị, nhẹ nhàng, thanh nhã... Đâu cần lên gân lên cốt để mổ xẻ thế này".

- Nhiều người không thích là đúng rồi, vì đây là văn phong học thuật, dùng nhiều từ Hán Việt nên cảm giác trang trọng. Còn đánh giá về mặt năng lực tư duy trừu tượng và năng lực diễn đạt ngôn ngữ thì một bài văn như thế này được đánh giá cao là đương nhiên.

- 'Đọc một câu, lạc lối. Lại phải ngồi ngẫm ngẫm xem ý tác giả là gì..." 

Còn bạn thì sao, sau khi đọc xong bài văn và đã được giải nghĩa bạn cảm nhận như thế nào, hãy cho thieunien.vn biết quan điểm của bạn với nhé!

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Những sứ giả của Nha Trang

Những sứ giả ấy là các thí sinh tham gia cuộc thi “Người dẫn chương trình về Nha Trang hay nhất năm 2024” do Đài PH-TH Khánh Hòa tổ chức nhằm chào mừng Kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển TP. Nha Trang (1924 - 2024), 15 năm Nha Trang trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Khánh Hòa (2009 - 2024).