Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội yêu cầu tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô đều phải đưa trò chơi dân gian vào trong nhà trường. Việc tổ chức các trò chơi dân gian phải đảm bảo thường xuyên, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp theo cấp học.
Các trường tùy theo giới tính, lứa tuổi, cấp học, điều kiện cơ sở vật chất có thể lựa chọn một số trò chơi dân gian như cướp cờ, rồng rắn lên mây, kéo co, bịt mắt bắt dê, đua thuyền trên cạn, nhảy bao bố, ô ăn quan, mèo đuổi chuột, cá sấu lên bờ, nhảy dây, đá gà, nhảy lò cò, khiêng kiệu, trồng nụ trồng hoa, truyền tin để tuyền truyền, giới thiệu và tổ chức cho hoc sinh chơi.
Ngoài các trò chơi trên, các trường có thể lựa chọn các trò chơi dân gian khác để phù hợp với điều kiện của trường, địa phương.
Thời gian tổ chức các trò chơi này là trong các giờ môn học giáo dục thể chất, các buổi chào cờ, tiết sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt tập thể hay ngoại khóa.
Các trường chuẩn bị cơ sở vật chất trên nguyên tắc tận dụng tối đa các điều kiện cớ ở vật chất, trang thiết bị sẵn có, các công trình đã đầu tư, bảo đảm bảo yêu cầu về chuyên môn và tuyệt đối an toàn.
Theo kế hoạch, các cơ sở giáo dục phải thường xuyên tổ chức tập luyện và giao lưu các trò chơi dân gian, khuyến khích học sinh tham gia, qua đó nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, việc tổ chức các trò chơi dân gian trong trường học nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, góp phần nâng cao sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong các nhà trường.
Điều này cũng góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh trong các trường phổ thông trên địa bàn thành phố, tạo cơ hội cho học sinh các cơ sở giáo dục được biết, học hỏi và tham gia các trò chơi dân gian. Qua đó, các em được rèn luyện kỹ năng sống, góp phần hình thanh nhân cách, giáo dục toàn diện. Hoạt động này cũng nhằm bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc