Hiểm hoạ “chết đuối trên cạn”: Bé trai 10 tuổi tử vong thương tâm sau một giờ rời bể bơi

Huệ Anh
Chỉ một tiếng sau khi đi bơi, cậu bé Johnny Jackson (10 tuổi) cảm thấy mệt và bị sùi bọt khắp mặt. Nhưng cấp cứu lúc này đã quá trễ, Johnny đã tử vong vì chết đuối trên cạn.

Mùa hè năm nay là một mùa hè buồn của gia đình Johnny Jackson (10 tuổi) ở South Caroline, Mỹ. Sau khi bơi suốt một buổi chiều, Johnny cảm thấy mệt và bảo với mẹ là muốn đi ngủ. Một giờ đồng hồ sau, cô Cassandra Jackson (mẹ của Johnny) hoảng hốt phát hiện ra cậu đã bị sùi bọt mép khắp mặt và không còn chút tín hiệu nào của sự sống. Cô vội vàng đưa Johnny đến viện nhưng đã quá trễ. Cậu được kết luận là “chết đuối trên cạn” (dry-drowned).

Cassandra đau lòng nhớ lại: "Sau khi bơi xong, Johnny còn cùng cô và em gái đi bộ về nhà, vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ… Cô chưa bao giờ nghĩ rằng, một đứa trẻ có thể đi lại, nói chuyện trong khi phổi của nó bị ngập nước như thế".

Johnny đã không may tử vong chỉ 1 tiếng sau khi đi bơi về

Trước đó vào năm 2017, em Francisco Delgdo III (4 tuổi) ở Mỹ cũng tử vong vì “chết đuối trên cạn” sau khi đi bơi về. Em thường nói rằng mình cảm thấy đau bụng nhưng anh trai lại cho rằng không có vấn đề gì. Sau đó, em tiếp tục bị nôn mửa, tiêu chảy và tình trạng ngày càng trầm trọng thêm. Sau một tuần, em cảm thấy đau vai nên ngủ ngay sau đó. Chỉ vài giờ sau, Francisco bỗng la lớn vì đau nhưng khi đến bệnh viện đã không còn kịp nữa.

Theo bác sĩ Lewis Maharam, cậu bé Johnny đã mắc hội chứng chết đuối cạn hay đuối nước thứ cấp. Bác sĩ cảnh báo rằng: "Chỉ cần 6 thìa nước đi vào phổi cũng khiến trẻ tử vong".

Ảnh minh hoạ

“Chết đuối trên cạn” xảy ra khi trẻ đang chơi đùa trong nước thì vô tình bị sặc nước hoặc suýt chết đuối mà được cứu sống. Lượng nước uống trong lần chết hụt đó vẫn đang tích tụ trong phổi sẽ qua phế quản vào các phế nang (làm mất chất giữ cho các phế nang không xẹp xuống khi thở ra), gây tổn thương màng phế nang, mao mạch và phù phổi cấp tổn thương (còn gọi là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển). 

Khi gặp triệu chứng này, người gặp nạn lên bờ vẫn có thể đi bộ và nói chuyện được. Lượng nước đọng trong đó sẽ lấp dần khoảng trống chứa oxy của phổi và làm giảm khả năng oxy hóa máu. Chứng phù phổi cấp tổn thương khiến nạn nhân mới bị suy hô hấp nhẹ, thở nhanh, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp có thể hơi tăng…

Ảnh minh hoạ

Nếu không phát hiện kịp thời, phổi tổn thương sẽ tiến triển thành phù phổi suy hô hấp, khiến nạn nhân tím tái, khó thở nhiều hơn, mạch nhanh, giật ở các đầu chi, miệng sùi bọt hồng, trắng, vùng phổi có tiếng rales ẩm… và sớm tử vong.

Khi nhận thấy nạn nhân có các dấu hiệu như trên, cần nhanh chóng đưa vào bệnh viện để được cấp cứu và không để lại di chứng nặng nề.  

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hiểm hoạ “chết đuối trên cạn”: Bé trai 10 tuổi tử vong thương tâm sau một giờ rời bể bơi tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Đoàn công tác T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm việc với Đại sứ quán nước Việt Nam tại Hoa Kỳ

Ngày 20/4 (theo giờ Hoa Kỳ), bên lề Diễn đàn Thanh niên Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc, đoàn công tác của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.