Hoa mắt với "ma trận“ sách tham khảo

Nguyễn Hà
Bước vào năm học mới, bên cạnh nỗi lo các loại phí đầu năm, nhiều phụ huynh còn đau đầu khi lạc vào "ma trận" sách tham khảo.

Sách tham khảo môn Ngữ Văn lớp 4 được bày la liệt trên kệ sách.

"Loạn” sách, "loạn" giá

Dạo một vòng các nhà sách lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Nội như Cầu Giấy, Xuân Thuỷ, Đinh Lễ, Giảng Võ… điều dễ nhận thấy là số lượng Sách tham khảo chiếm diện tích lớn gấp nhiều lần so với sách giáo khoa.

Ngoài một số NXB quen thuộc, vài năm trở lại đây còn có sự góp mặt của rất nhiều NXB khác khiến thị trường STK trở nên "bát nháo". Số lượng sách tham khảo tăng dần theo bậc học, từ mầm non đến bậc tiểu học, THCS, THPT, đặc biệt đến lớp 12 thì số đầu sách tham khảo rất nhiều.

Số lượng nhiều, mẫu mã bắt mắt, nhưng chất lượng thì không biết đường nào mà lần. Nhiều cuốn nội dung sao chép, vay mượn lẫn nhau nhưng giá cả lại "trên trời" khiến không ít phụ huynh, học sinh đau đầu khi lựa chọn.

Cô Phan Thị Hà (Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì), cùng con trai đang học lớp 3 Trường Tiểu học Yên Xá tới cửa hàng sách giáo dục 42 Cầu Bươu tìm mua sách tham khảo. "Cô như lạc vào 'ma trận' bởi có quá nhiều đầu sách, đã thế lại nhiều NXB, mỗi NXB lại có nhiều cuốn của nhiều tác giả khác nhau với nội dung na ná nhau, nhưng giá cả chênh nhau khá nhiều. Cùng là cuốn văn mẫu lớp 3, mà có cuốn 25.000 đồng, có cuốn 50.000 đồng. Không biết đắt hơn có đồng nghĩa với chất lượng tốt hơn không" - cô Hà than thở.

Tham khảo mua sách ở nhiều nơi, cô Hà cho biết: “Chỉ một nhà sách ở phố Nguyễn Xí, sách tham khảo cấp tiểu học có trên 100 sách khác nhau, cấp THCS, THPT có khoảng 500 đầu sách. Trong số đó, 'văn mẫu' chiếm số lượng áp đảo với nhiều tên gọi '150 bài văn mẫu', '200 bài văn mẫu', hoặc 'Để học tốt môn văn'…"

Hoa mắt tìm sách tham khảo, nhưng khi hỏi về danh sách sách tham khảo của mỗi lớp, nhân viên nhà sách giáo dục 42 Cầu Bươu cũng chỉ biết lắc đầu: "Chúng mình chỉ liệt kê danh sách sách giáo khoa. Còn sách tham khảo quá nhiều, khách hàng muốn mua sách thì phải đến từng kệ tìm kiếm, nhà sách không thể thống kê được số lượng".

Trả lời câu hỏi, trước "ma trận" sách tham khảo, phụ huynh nên lựa chọn như thế nào? Hiệu trưởng 1 trường tiểu học ở Giáp Bát, Hoàng Mai cho rằng: Hiện chương trình tiểu học đang quá nặng. Một số bài trong sách giáo khoa còn phải bỏ bớt nên nhà trường không nên đưa thêm sách tham khảo cho học sinh. Theo vị hiệu trưởng này, thật ra sách tham khảo cần cho giáo viên hơn là học sinh. Bởi giáo viên cần đọc nhiều, hiểu nhiều để có thêm kiến thức ra bài tập cho học sinh.

Để chọn sách tham khảo có chất lượng, hiệu trưởng này cũng chia sẻ: Việc đầu tiên phụ huynh và học sinh phải quan tâm là chọn các NXB có uy tín, sau đó là tên tác giả. Kinh nghiệm quý báu nhất khi chọn sách là phải đọc từng trang.

Đề phòng sách lậu

Mỗi năm có không ít cuộc phát hiện và truy bắt các tổ chức in, phân phối sách in lậu trên toàn quốc, nhưng tình trạng sách giả, sách lậu vẫn có chiều hướng gia tăng, thậm chí diễn biến ngày càng tinh vi. Nếu như trước đây, việc in lậu sách chỉ dừng lại ở những đầu sách mới, sách bán chạy thì hiện nay ngay cả giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo cũng bị in lậu một cách trắng trợn.

Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, sách in lậu thường có chất lượng giấy và mực in xấu. Còn sách thật phải có tem chống hàng giả, giấy dày, màu mực rõ ràng, sắc nét. Vì lợi nhuận, các tổ chức in lậu sách thường chọn giấy in, mực in kém chất lượng, nội dung có thể theo đó có thể bị in không chính xác. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, thị lực của độc giả.

Tại các cửa hàng sách trên địa bàn Hà Nội, xuất hiện không ít cuốn sách mang tên NXB Giáo dục Việt Nam, có dán tem, mác đàng hoàng nhưng lại được in bằng giấy có chất lượng thấp, mực in xấu, chữ nhòe nhoẹt, nhiều trang chữ bị mờ không đọc được.

Được biết, hàng năm, Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các cơ quan quản lý, cơ quan thanh tra giáo dục các cấp tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với sách in lậu, in giả. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng bị xử phạt chỉ như “muối bỏ biển” trên thị trường hiện nay sách in lậu vẫn được bày bán tràn lan.

 Theo Thanh tra

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hoa mắt với "ma trận“ sách tham khảo tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Khải - học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chu Văn An A (TP. Hà Nội).

"Cô Tổng" tài năng và yêu mến học trò

Hơn 16 năm công tác tại ngôi trường vùng xa của thị xã Điện Bàn, cô giáo Phan Thị Ngọc Phương (trường THCS Lê Văn Tám, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn nhiệt huyết, năng động, sáng tạo trong công việc và hết lòng thương yêu học trò.

Mô hình lớp học đường phố của thầy giáo Ấn Độ

Xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thầy giáo Deep Nayak, 37 tuổi, mong muốn mọi đứa trẻ đều được học hành đầy đủ. Để hiện thực hóa giấc mơ, anh dạy miễn phí cho trẻ em nghèo ngoài đường phố bang Tây Bengal, Ấn Độ.

Môi trường để bạn trẻ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (GMTVNTB) Đặng Cát Tiên và Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023 Lê Văn Phúc đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình phấn đấu vươn lên, cống hiến, đặc biệt là sự đồng hành của tổ chức Đoàn, Hội, Đội giúp các bạn trở thành những tấm gương truyền cảm hứng như ngày hôm nay.

Ước mơ trở thành nhà Toán học

Ghé thăm lớp 5A7, trường Tiểu học Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nếu bạn ngỏ ý muốn gặp “cây Toán” của lớp, hẳn là các bạn trong lớp sẽ vui vẻ giới thiệu ngay cậu bạn Nguyễn Hoàng Việt – người sở hữu một loạt thành tích ấn tượng cấp Quốc gia, Quốc tế với bộ môn thú vị này