Học gì để thi trắc nghiệm Giáo dục công dân đạt điểm cao?

Nguyễn Hà
Trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, một điểm mới là Bộ GD&ĐT đưa môn Giáo dục công dân vào làm nội dung thi dưới hình thức trắc nghiệm. Nhiều bạn học sinh rất lo lắng làm sao có thể đạt điểm cao môn thi này.

Chỉ cần học trọn kiến thức lớp 12

Vì là năm đầu tiên, môn Giáo dục công dân vào kỳ thi THPT quốc gia, vì thế toàn bộ kiến thức được Bộ GD&ĐT đưa ra nằm trong chương trình lớp 12, xuyên suốt và gần như không bỏ đi phần nào. Vì vậy, sách giáo khoa là tài liệu duy nhất ở thời điểm này học sinh buộc phải nắm vững. Ngoài ra, do là năm đầu tiên thi nên Bộ GD&ĐT không lấy phần kiến thức nào ở chương trình lớp 10 và lớp 11. Điều này có lợi cho thí sinh dự thi năm nay.

Thường xuyên liên hệ với thực tế

Để làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, chúng ta không nhất thiết phải học thuộc từng khái niệm, định nghĩa, nội dung như trong sách giáo khoa, mà điều quan trọng là biết phân tích, tổng hợp, lý giải, nhận xét đánh giá các hiện tượng pháp luật trong thực tiễn đời sống xã hội. Đây là điểm mới mang tính lợi thế nổi bật của đề thi môn Giáo dục công dân theo hình thức trắc nghiệm, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay trên thế giới.

Đặc thù của môn GDCD là có nội dung gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống xã hội. Trong đề thi sẽ có 40% câu hỏi vận dụng bậc thấp và vận dụng bậc cao. Trong quá trình học chúng ta phải phát huy năng lực tư duy phê phán, năng lực phân tích – tổng hợp, năng lực nhận xét đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hiện trách nhiệm công dân…

“Ví dụ trong phần vi phạm hành chính hay trách nhiệm hành chính thì có bổ sung một số hình phạt liên quan đến học sinh như: vị phạm luật giao thông, học sinh cần để ý những câu chuyện tình huống thực tế, cách xử lý thế nào là đúng luật, mức phạt bao nhiêu?...

Đọc thêm các kiến thức về luật cơ bản

Đây là cuốn sách tích hợp những điều luật cơ bản nhất.

Một số nội dung trong đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT còn chưa được đề cập nhiều trong sách giáo khoa. Chẳng hạn như yêu cầu phân biệt khái niệm vi phạm hành chính với vi phạm hình sự và vi phạm dân sự. Đây là những khái niệm rất cơ bản, nhưng trong sách giáo khoa chỉ là một mục nhỏ của 1 bài.

Ngoài ra, còn có những khái niệm sách giáo khoa không đề cập như: vi phạm quyền tác giả, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong Bộ Luật Dân sự. Kiến thức về Pháp luật trong môn Giáo dục công dân rất trừu tượng, nặng về lý thuyết, trong khi đề thi minh họa yêu cầu ngoài việc nắm chắc kiến thức, bắt buộc học sinh phải hiểu rõ luật và biết cách áp dụng mới có thể làm đúng bài được.

Ngọc Hà

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Học gì để thi trắc nghiệm Giáo dục công dân đạt điểm cao? tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc

Sáng ngày 16/8, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (TP. Hải Phòng), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc với sự góp mặt 272 gương mặt thí sinh ưu tú.

Thiếu nhi Thái Nguyên hướng về biển, đảo Tổ quốc

Năm 2024 là năm thiếu nhi cả nước hào hứng đón chờ nhiều hoạt động để kỷ niệm các ngày lễ lớn và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như: kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/52024), kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).