Học sinh lập facebook cho vua Quang Trung khiến cô giáo "giật mình"

Nguyễn Hà
Mới đây, bài tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 9G trường Phổ thông liên cấp Olympia đã "gây bão" trên mạng xã hội vì cách trình bày rất sáng tạo, độc đáo.

Cụ thể, các học sinh lớp 9G đã lập ra một trang Facebook giả định của vua Quang Trung và cập nhật Timeline - Dòng thời gian tương ứng với các sự kiện và các mốc thời gian trong trận đánh đại phá 20 vạn quân thanh của Hoàng đế Quang Trung vào tết Kỷ Dậu năm 1789.

 

Môn Ngữ văn ở trường Phổ thông liên cấp Olympia được giảng dạy theo cách độc đáo.

Cô Ngô Thị Thu Giang – giáo viên Văn, người trực tiếp hướng dẫn học sinh làm tác phẩm này cho biết, Timeline facebook (Dòng thời gian trên trang cá nhân) vua Quang Trung là sản phẩm nằm trong hoạt động đọc hiểu tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô Gia Văn Phái trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Lớp được tổ chức học tập theo trạm.

Ba nhóm trong lớp được giao 3 nhiệm vụ với cùng một mục tiêu như trên với ba sản phẩm như sau: Dòng thời gian tóm tắt sự kiện trong cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung ra Thăng Long (hình thức học sinh tự chọn, cô giáo chỉ gợi ý về timeline facebook); Tìm hiểu về hình tượng vua Quang Trung (sơ đồ tư duy); Tìm hiểu về lời phủ dụ (hịch kêu gọi - pv) của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Ba sản phẩm này sẽ được ba nhóm thuyết trình trên lớp để đảm bảo cả lớp đều nắm được đầy đủ nội dung bài học. Chỉ gợi ý một chút thôi nhưng sau khi các bạn hoàn thiện bài tập cô Giang khá "giật mình" về khả năng tư duy và trình bày sáng tạo của các bạn học sinh lớp 9G.

Cô Giang cũng nhận xét, cách trình bày bài tập bằng Timeline có sự tương đồng khá lớn giữa cách trần thuật sự việc, miêu tả tâm trạng, cảm xúc... của tác giả với những đặc tính biểu hiện trên Timeline của một trang Facebook.

Để làm được bài tập này, ngoài khả năng sáng tạo, hiểu biết sâu những dữ kiện lịch sử, tác giả các em còn phải tự nghiên cứu SGK và tự tìm tòi các thông tin trên mạng.

"Đây không phải là lần đầu tiên các bạn học sinh trong lớp của mình có những sản phẩm sáng tạo như vậy. Các bạn ấy đã được phát huy về tư duy phản biện, sáng tạo trong học tập môn Ngữ văn và đã tạo nên những sản phẩm sáng tạo: những bài thuyết trình, những vở kịch, bộ phim ngắn, những buổi talk show (về Thân phận con người trong chiến tranh, Thuyết minh về phong cách sống...), lồng tiếng cho phim (khi học đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió)..." - cô Giang nói.

 Học sinh rất sáng tạo trong cách học môn Ngữ văn.

Theo cô Giang, cách dạy – học môn Văn từ trước đến nay vẫn được nhìn nhận một cách thụ động, tiếp nhận một chiều, là môn học khó có thực hành nhất nên không gây hứng thú cho học sinh. Vì vậy, để thay đổi tình trạng này, giáo viên là người cần thay đổi, vận động trước.

"Trên lớp, cô luôn đặt học sinh ở vị trí trung tâm, các bạn học sinh được làm việc, trải nghiệm trực tiếp với các tác phẩm văn học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với định hướng này, tất nhiên phương pháp dạy học của giáo viên cần được điều chỉnh theo tâm lý, xu hướng và hành vi tiếp nhận kiến thức của học sinh.

Hiện nay, học sinh phổ thông sử dụng facebook rất nhiều vì vậy thầy cô cũng phải... bắt kịp thời đại để lồng ghép tạo hứng thú cho các em trong từng bài học. Việc thao giảng truyền thống phải được kết hợp với các hoạt động bên ngoài để học sinh tự làm ra kiến thức chứ không đơn thuần là nghe – đọc – chép" – cô Giang nói.

Theo Dân Việt

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Học sinh lập facebook cho vua Quang Trung khiến cô giáo "giật mình" tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Khải - học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chu Văn An A (TP. Hà Nội).

"Cô Tổng" tài năng và yêu mến học trò

Hơn 16 năm công tác tại ngôi trường vùng xa của thị xã Điện Bàn, cô giáo Phan Thị Ngọc Phương (trường THCS Lê Văn Tám, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn nhiệt huyết, năng động, sáng tạo trong công việc và hết lòng thương yêu học trò.

Mô hình lớp học đường phố của thầy giáo Ấn Độ

Xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thầy giáo Deep Nayak, 37 tuổi, mong muốn mọi đứa trẻ đều được học hành đầy đủ. Để hiện thực hóa giấc mơ, anh dạy miễn phí cho trẻ em nghèo ngoài đường phố bang Tây Bengal, Ấn Độ.

Môi trường để bạn trẻ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (GMTVNTB) Đặng Cát Tiên và Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023 Lê Văn Phúc đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình phấn đấu vươn lên, cống hiến, đặc biệt là sự đồng hành của tổ chức Đoàn, Hội, Đội giúp các bạn trở thành những tấm gương truyền cảm hứng như ngày hôm nay.

Ước mơ trở thành nhà Toán học

Ghé thăm lớp 5A7, trường Tiểu học Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nếu bạn ngỏ ý muốn gặp “cây Toán” của lớp, hẳn là các bạn trong lớp sẽ vui vẻ giới thiệu ngay cậu bạn Nguyễn Hoàng Việt – người sở hữu một loạt thành tích ấn tượng cấp Quốc gia, Quốc tế với bộ môn thú vị này