Học sinh sáng tạo nhờ thực tế nuôi trồng hải sản địa phương

TP
Nhận thấy giá trị của những chiếc vỏ sò, hàu… bị bỏ đi lãng phí trong quá trình chăn nuôi, nhóm học sinh trường THCS Trọng Điểm (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã nghĩ ra phương pháp tái sử dụng, biến chiếc vỏ cứng thành phân hữu cơ và thức ăn gia súc.

Nghề nuôi hàu biển từ nhiều năm qua đã tạo việc làm cho không ít bà con ngư dân Quảng Ninh khai thác và chế biến hàu. Thế nhưng con hàu sau khi bổ tách lấy ruột, phần vỏ bỏ đi ước tính lên tới hàng nghìn tấn/năm. Số vỏ rác này xưa nay xử lý chủ yếu bằng cách chôn lấp, vừa lãng phí lại ảnh hưởng xấu tới môi trường, nếu được tái chế sử dụng sẽ đem lại nguồn lợi lớn.

Nhóm học sinh trường THCS Trọng Điểm đoạt giải Ba tại cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên - nhi đồng toàn quốc năm 2023.

Mới đây, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Quyết định số 873/QĐ-LHHVN về việc trao giải thưởng cuộc thi “Sáng tạo Thanh, thiếu niên - nhi đồng toàn quốc” lần thứ 19, năm 2023. Tỉnh Quảng Ninh có 5 học sinh trường THCS Trọng Điểm đoạt giải Ba kèm theo Huy chương Đồng với Dự án “Mô hình ứng dụng máy nghiền vỏ hàu, hà để xử lý thành phân hữu cơ”.

Nhóm học sinh đoạt giải gồm: Vũ Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Khánh Ngọc, Đào Trịnh Anh Thư, Bùi Quỳnh Như (học sinh lớp 8A2, trường THCS Trọng Điểm). Dự án được các bạn chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng trước khi mang đến cuộc thi.

Vỏ nhuyễn thể nếu không được tái chế mà thải ra môi trường là loại rác rất khó phân hủy.

Các thành viên trong nhóm cho biết, nhóm đã nghiên cứu kỹ về tiềm năng phát triển vỏ hàu thành phân bón. Trong vỏ hàu, hà, ngao, sò có nhiều canxi… vì chúng được coi như xương của các loài nhuyễn thể này. Nếu nghiền nhỏ lớp vỏ, có thể chế biến thành thức ăn cho gia súc hoặc phân bón đem lại lợi ích rất tốt cho gia súc và cây trồng. Không những thế, việc làm này còn giải quyết bài toán lớn về môi trường (vỏ sò, hàu, hà… sau khi thải ra tự nhiên sẽ là nguồn rác rất khó phân hủy, chưa kể chúng lại có cạnh sắc gây nguy hiểm).

Chế biến hàu tạo việc làm cho nhiều người dân ở nhiều địa phương của Quảng Ninh và cả các nơi khác đến.

Theo thống kê, chỉ tính riêng vùng nuôi trồng thủy sản ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã có hơn 2.500ha nuôi nhuyễn thể. Huyện có 40 cơ sở chế biến nhuyễn thể, lượng vỏ thải ra môi trường khoảng 60-80 tấn/ngày. Ngoài Vân Đồn, hầu hết các huyện thị, thành phố có biển khác của Quảng Ninh như Cẩm Phả, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái cũng đều có khu vực nuôi trồng thủy sản, các vỏ nhuyễn thể cũng được tái sử dụng nhưng rất ít, mà đa phần là thải ra môi trường.

Nếu như sáng kiến này được các nhà chuyên môn, các doanh nghiệp đưa vào tiếp tục nghiên cứu để chế tạo ra máy nghiền vỏ hàu, ngao, sò… công suất lớn sẽ rất có ích cho môi trường biển. Bởi lẽ, chỉ tính riêng tỉnh Quảng Ninh đã có vùng biển rộng lớn khoảng 6.000km2 với 250km chiều dài bờ biển rất tốt cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trong đó có các loài nhuyễn thể. Tuy nhiên, kèm theo đó là hàng ngàn tấn vỏ hàu, hà, ngao… thải ra tự nhiên gây ô nhiễm môi trường. Sáng kiến của các bạn học sinh trường THCS Trọng Điểm là cơ sở bước đầu gợi mở hướng giải quyết, xử lý vỏ nhuyễn thể ở các địa phương có biển…

Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên - nhi đồng toàn quốc lần thứ 19, năm 2023 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Bộ Khoa học và Công nghệ; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức đã nhận được hồ sơ tham dự từ 54 tỉnh, thành phố trên cả nước. Sau khi phân loại theo lĩnh vực, 760 đề tài, mô hình thuộc 5 lĩnh vực được đưa vào chấm. Kết quả, Ban Tổ chức đã trao 106 giải thưởng cho các đề tài sáng tạo, gồm: 1 giải Đặc biệt kèm Huy chương Vàng, 5 giải Nhất kèm Huy chương Vàng, 10 giải Nhì kèm Huy chương Bạc, 30 giải Ba kèm Huy chương Đồng và 60 giải Khuyến khích. 

 

Các bạn học sinh thân mến, cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi đã bước vào lần thứ 22. Các bạn hãy tham dự cuộc thi để cùng đua tài với các bạn học sinh trên toàn quốc nhé!

- Đặt mua bộ đề Trạng nguyên nhỏ tuổi 2023 - 2024 tại đây

- Đặt mua bộ đề Trạng nguyên tiếng Anh 2023 - 2024 tại đây

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Học sinh sáng tạo nhờ thực tế nuôi trồng hải sản địa phương tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

"Cây toán" dễ mến

Trong Ban chỉ huy Liên đội trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có một “cây ...

Bài Gương Mặt khác

Hành trình tri ân và khám phá lịch sử

Ngày 28/3, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Quảng Nam lần thứ VII đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu một chặng đường phát triển mới của phong trào thiếu nhi địa phương.

Người thắp lửa đam mê

Cô giáo Nguyễn Thị Thu – Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) không chỉ là một giáo viên giỏi mà còn là người thắp lên ngọn lửa đam mê trong lòng học trò.

"Kình ngư" nơi phố núi

Nhắc đến Nguyễn Phương Bảo Ngọc, thần dân của lớp 7A10 trường TH-THCS và THPT Victory (TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk) thì ai cũng nể phục tài năng bơi lội và niềm đam mê bơi lội của cô bạn dễ thương này.

"Chiếc huy chương biết cười"

Sở hữu gương mặt sáng bừng với nụ cười luôn rạng rỡ cùng “bộ sưu tập các huy chương”, bạn Nguyễn Đức Anh (lớp 3D, trường Tiểu học Chu Văn An A, Tây Hồ, Hà Nội) được thầy cô và bạn bè trìu mến đặt cho biệt danh thật dễ thương: “Chiếc huy chương biết cười”. Chúng mình cùng đến thăm bạn ấy nhé!