Hơn 9.500 vụ cháy xảy ra chỉ trong 1 tuần, sẽ ra sao nếu rừng Amazon biến mất?

Khiết Anh
Các vụ hỏa hoạn liên tiếp xảy ra ở Amazon thực sự đáng báo động khi chúng ta ai cũng biết rằng, cây cối là tuyến phòng thủ đầu tiên của hành tinh chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Có diện tích hơn 56,7 triệu ha, rừng nhiệt đới Amazon trải dài trên 9 quốc gia Nam Mỹ và là nơi sinh sống của khoảng 10% các loài động vật trên thế giới. Thế nhưng vừa qua đã có hơn 9.500 vụ cháy xảy ra, tăng hơn 84% so với cùng kì năm 2018. Đây là con số đáng báo động khiến nhiều người lo lắng và đặt ra câu hỏi: Nếu rừng Amazon biến mất, điều gì sẽ xảy ra?

Lũ lụt xảy ra liên miên

Hiện tại, rừng Amazon nằm ở lưu vực thoát nước lớn nhất thế giới. Lượng nước này sẽ nhấm vào những vùng đất khô cằn và nếu không có cây xanh giúp ngăn nước thì lượng dòng chảy cũng sẽ tăng lên, nhanh chóng quét sạch hết đất đai màu mỡ.

Hạn hán gia tăng

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 cho thấy, rừng Amazon chịu trách nhiệm sản xuất một lượng mưa lớn cho thế giới nói chung và các nước trong khu vực Nam Mỹ nói riêng. Khi rừng Amazon biến mất, lượng mưa sẽ giảm đi đáng kể và số lượng các vụ hạn hán sẽ không ngừng gia tăng.

Nhiều đám cháy rừng khác có nguy cơ xảy ra

Việc rừng Amazon biến mất làm gia tăng điều kiện khô hạn, khiến các đám cháy xảy ra nhiều hơn và khó có thể dập tắt hơn. Những đám cháy này sẽ giải phóng một lượng carbon vào bầu khí quyển làm gia tăng hiệu ứng nhà kính và Trái Đất sẽ ngày càng nóng hơn.

Khí nhà kính tăng lên trầm trọng

Việc chặt hạ bất kì cây nào trong rừng Amazon cũng làm gia tăng lượng khí nhà kính chứ chưa nói đến việc cả khu rừng biến mất. Nếu điều này xảy ra, có khoảng 390 tỷ cây xanh bị thiêu rụi. Cây phân hủy ở khắp mọi nơi, kéo theo 90- 140 tỷ tấn khí CO2 tràn vào không khí. Nhà nghiên cứu về rừng nhiệt đới Adriane Esqu Xoay- Muelbert cho biết: “Nếu các vụ cháy tiếp tục xảy ra thì lượng khí thải carbon sẽ tăng mạnh đến mức mọi người không còn khí oxy để thở nữa”.

Mất đa dạng sinh học

Cây xanh không phải là thứ duy nhất tồn tại trong rừng Amazon, cứ 10 loài động vật thì có 1 loài sinh sống trong khu rừng này. Đây là nơi tập hợp nhiều sự sống nhất trên Trái Đất với 40.000 loài thực vật; 2,5 triệu loài động vật; 1.300 loài chim; 400 loài động vật có vú, 400 loài lưỡng cư. Rừng Amazon biến mất thì tất cả những loài động thực vật trên cũng phải đối mặt với án tử hình. Thậm chí ngay trong hoàn cảnh này, khi mà các vụ cháy đang liên tiếp xảy ra thì tỷ lệ sinh sản của chúng cũng đã giảm mạnh và cạnh tranh thức ăn trở nên khốc liệt hơn.

Mất khả năng y tế

Tại sao con người nên quan tâm đến sự mất mát của những loài động thực vật trong rừng Amazon? Đây có thể là một câu hỏi sáo rỗng nhưng bạn có biết rằng các liệu pháp chữa ung thư đa phần đến từ khu rừng này? Theo ông Es Eselsels- Muelbert trả lời trên tạp chí National Geographic: “Có gần 90% bệnh ở người có thể điều trị được bằng thuốc theo toa có nguồn gốc từ những thứ trong tự nhiên như nọc rắn, nấm mốc và một loài cây bụi có tên là periwinkle có nguồn gốc từ Amazon. Nếu khu rừng này biến mất thì nhiều phương pháp chữa trị trong tương lai sẽ vĩnh viễn ra đi. Từ đó mà con người cũng không thể sống lâu hơn được nữa”.

Số lượng người nghèo gia tăng

Theo Guardian, tất cả các khu rừng nhiệt đới trên thế giới đều cung cấp lương thực, năng lượng, thu nhập và thuốc điều trị cho 300 triệu người. Khi rừng Amazon biến mất, những người sống trong rừng và xung quanh rừng sẽ phải đối mặt với xói mòn nghiêm trọng. Không còn nơi sinh sống, mọi người buộc phải di cư đến các thành phố hoặc di chuyển đến các quốc gia khác giàu có hơn để tìm kiếm việc làm. Điều tương tự đã xảy ra với những người dân sống ở những bãi biển ô nhiễm nhất thế giới.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hơn 9.500 vụ cháy xảy ra chỉ trong 1 tuần, sẽ ra sao nếu rừng Amazon biến mất? tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác