Để "có chân" trong các công ty công nghệ hàng đầu thế giới, ứng viên không chỉ cần tài năng và học vấn xuất sắc mà còn phải am hiểu kiến thức xã hội, linh hoạt ứng biến với các tình huống bất ngờ xảy ra. Để kiểm tra khả năng này của ứng viên, nhà tuyển dụng đã đưa ra câu hỏi khá lạ và dị, đôi khi còn chẳng liên quan gì tới kiến thức chuyên môn.
Gần đây, một câu hỏi phỏng vấn của tập đoàn Huawei gây sốt MXH với nội dung: Một con trâu nặng 800 kg, làm thế nào để qua một cây cầu gỗ chỉ nặng 700 kg? Với danh tiếng của mình, nhiều người cho rằng, câu hỏi phỏng vấn của Huawei sẽ cao siêu chứ không phải "kỳ cục" thế này.
Câu hỏi này sau đó trở thành đề tài nóng trên mạng, được nhiều "ứng viên online" bình luận sôi nổi, đưa ra câu trả lời. Một vài giải pháp đưa ra như: "giết con trâu rồi chia thành nhiều phần và vận chuyển qua cầu" hay "thả con trâu xuống nước, người trên cầu cầm dây thừng kéo con trâu qua sông" hoặc bá đạo hơn là "buộc bóng bay hydro vào người trâu để giảm trọng lượng của nó, như vậy có thể qua cầu dễ dàng" hay "bảo trâu đi làm việc 996 cật lực, không tới 2 tháng, nó sẽ chỉ còn 250kg, vậy không phải là dễ qua cầu rồi".
Trong số loạt bình luận từ nghiêm túc tới hài hước này, có một đáp án được cho là khả thi và đúng nhất từ ứng viên khá nhiều kinh nghiệm. Theo đó, anh phân tích rằng: Trâu qua cầu, thực ra là vấn đề về mô hình kinh doanh. Trâu đại diện cho sản phẩm, trọng lượng chính là giá cả sản phẩm. Cầu chính là kênh lưu thông. Trong kinh tế thực tiễn, trọng lượng của trâu vượt quá khả năng tải của cây cầu, đây rõ ràng là giá cả sản phẩm cao hơn so với sức chịu đựng của kênh lưu thông trên thị trường. Muốn giải quyết vấn đề này, có thể làm theo các phương pháp như dưới đây.
Phương pháp thứ nhất: giải quyết khâu lưu thông hàng hóa. Cũng có nghĩa là trước khi cho con trâu qua cầu, hãy bỏ tiền ra để gia cố lại cây cầu trước. Làm vậy, vừa có thể tăng số lượng trâu qua được cầu, cũng có nghĩa là gia tăng lượng hàng hóa sẽ được lưu thông trên thị trường, từ đó thu lại lợi ích. Đợi tới khi hàng hóa lưu thông đạt tới một mức độ nhất định, số tiền bỏ ra gia cố lại cầu cũng sẽ được bù lại.
Phương pháp thứ hai: doanh nghiệp có thể khống chế giá thành sản phẩm, tức là dùng dao loại bỏ một số phần trên cơ thể con trâu, làm vậy đồng nghĩa với việc hạ thấp giá thành sản phẩm để có thể lưu thông dễ hơn. Vấn đề lưu thông như vậy sẽ được giải quyết ổn thỏa, nhưng cái giá phải trả ở đây tất nhiên là thu lại được ít lợi nhuận hơn.
Phương pháp thứ ba: tăng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, cũng giống như đáp án của một cư dân mạng nói là buộc thêm vào người con trâu bóng bay hydro. Đứng ở góc độ thương nghiệp thì là nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng khả năng phần bù rủi ro.
Tất nhiên câu hỏi tuyển dụng đưa ra là mang tính hình tượng và các giải pháp nêu trên đã thể hiện được sự hiểu biết, nắm vững chuyên môn và thị trường của ứng viên. Chính vì thế việc người này trúng tuyển cũng không có gì là ngạc nhiên.