Hướng dẫn cách thiết lập sơ đồ giải bài tập mạch điện Vật lí 9

Phan Thoa
Cô Lê Thị Loan – giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) – chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách thiết lập sơ đồ giải bài tập về phần mạch điện trong chương trình vật lí 9.

Những sai lầm thường gặp

Thông qua quá trình giảng dạy, cô Lê Thị Loan nhận thấy học sinh thường hay gặp phải những khó khăn và sai lầm sau: Chưa thành thạo trong việc nhận biết cách mắc các vật dẫn trong mạch điện, đặc biệt là mạch điện hỗn hợp.

Một số học sinh nhận biết được cách mắc nhưng khi vận dụng các công thức, các mối quan hệ hay đặc điểm của từng cách mắc vào để giải bài tập thì còn lúng túng.

Còn hay nhầm lẫn công thức của đoạn mạch mắc nối tiếp với công thức của đoạn mạch mắc song song.

Đối với mạch điện mắc hỗn hợp không tường minh, các em khó khăn nhất là không vẽ lại được mạch điện.

Để khắc phục những khó khăn và sai lầm mà học sinh hay mắc phải trong chuyên đề này, giáo viên cần tăng cường rèn luyện học sinh vận dụng công thức của đoạn mạch mắc nối tiếp và song song để tính các đại lượng I, U, R trong mạch điện. Nhận biết cách mắc cá điện trở trong mạch điện và tính điện trở của mạch.

Cùng với đó, vẽ lại mạch điện không tường minh thành mạch điện tường minh dựa vào các điểm chú ý. Nếu học sinh gặp khó khăn chưa nhận biết được cách mắc hay chưa vẽ lại được mạch điện thì phải dùng câu hỏi định hướng giúp các em vượt qua khó khăn đó. Yêu cầu học sinh thiết lập các mối quan hệ giữa các đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm.

Ảnh minh họa

Phương pháp chung giải bài toán về mạch điện có các điện trở mắc nối tiếp

3 bước giải bài toán về mạch điện có các điện trở mắc nối tiếp được cô Lê Thị Loan lưu ý như sau:

Bước 1: Nhận biết cách mắc các điện trở trong mạch điện.

Bước 2: Áp dụng các công thức cho đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song để viết phương trình xác lập các mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm.

Bước 3: Giải các phương trình vừa viết được.

Các điểm cần chú ý khi nhận biết cách mắc trong mạch điện:

Nếu trong mạch điện có Vôn kế và Ampe kế thì phải chú ý:

Cô Lê Thị Loan đồng thời lưu ý phương pháp giải các dạng bài tập về phần mạch điện gồm các điện trở mắc nối tiếp như sau:

Dạng bài tính cường độ dòng điện: Học sinh nhận biết cách mắc các vật dẫn trong sơ đồ; tìm giá trị hiệu điện thế tương ứng giữa hai đầu đoạn mạch (hay vật dẫn) hoặc điện trở tương đương của đoạn mạch cần xác định cường độ dòng điện.

Dạng bài tính hiệu điện thế: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong mạch. Tính cường độ dòng điện qua các đoạn mạch cần tính hiệu điện thế (nếu biết điện trở) hoặc tính điện trở tương đương của các đoạn mạch (nếu biết các giá trị cường độ dòng điện). Tính toán theo yêu cầu đầu bài.

Dạng bài tính điện trở: Căn cứ vào công thức tính điện trở R = U/I để xác định đại lượng cần tìm. Tìm mối quan hệ giữa hiệu điện thế của đoạn mạch với hiệu điện thế của các điện trở thành phần hoặc hiệu điện thế của các mạch nhánh. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

Bài tập về phần mạch điện gồm các điện trở mắc song song

Cô Lê Thị Loan phương pháp giải các dạng bài tập về phần mạch điện gồm các điện trở mắc song song như sau:

Dạng bài tính cường độ dòng điện: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong sơ đồ. Tìm giá trị hiệu điện thế tương ứng giưa hai đầu đoạn mạch (hay vật dẫn) hoặc điện trở tương đương của đoạn mạch cần xác định cường độ dòng điện. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

Dạng bài tính điện trở: Căn cứ vào công thức tính điện trở R = U / I để xác định đại lượng cần tìm. Tìm mối quan hệ giữa hiệu điện thế của đoạn mạch với hiệu điện thế của các điện trở thành phần hoặc hiệu điện thế của các mạch nhánh. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

Dạng 3 bài tính hiệu điện thế: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong mạch. Tính cường độ dòng điện qua các đoạn mạch cần tính hiệu điện thế (nếu biết điện trở) hoặc tính điện trở tương đương của các đoạn mạch (nếu biết các giá trị cường độ dòng điện). Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

Bài tập về phần mạch điện mắc hỗn hợp

Dạng bài tính cường độ dòng điện: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong sơ đồ. Tìm giá trị hiệu điện thế (điện trở tương đương) tương ứng giữa hai đầu đoạn mạch hay vật dẫn cần xác định cường độ dòng điện. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

Dạng bài tính hiệu điện thế: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong mạch. Tính cường độ dòng điện qua các đoạn mạch cần tính hiệu điện thế (nếu biết điện trở) hoặc tính điện trở tương đương của các đoạn mạch (nếu biết các giá trị cường độ dòng điện). Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

Dạng bài tính điện trở: Căn cứ vào công thức tính điện trở R = U/I để xác định đại lượng cần tìm. Tìm mối quan hệ giữa hiệu điện thế của đoạn mạch với hiệu điện thế của các điện trở thành phần hoặc hiệu điện thế của các mạch nhánh. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

Theo báo Giáo dục Thời đại

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hướng dẫn cách thiết lập sơ đồ giải bài tập mạch điện Vật lí 9 tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc

Sáng ngày 16/8, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (TP. Hải Phòng), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc với sự góp mặt 272 gương mặt thí sinh ưu tú.

Thiếu nhi Thái Nguyên hướng về biển, đảo Tổ quốc

Năm 2024 là năm thiếu nhi cả nước hào hứng đón chờ nhiều hoạt động để kỷ niệm các ngày lễ lớn và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như: kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/52024), kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).