Kinh nghiệm "săn mây trên đỉnh núi lửa"

Phan Thu Trang
Đây là chuyến đi đến núi lửa màu xanh ngọc bích nổi tiếng thế giới Ijen và núi Bromo của Indonesia.

Nếu bạn là một người mê dịch chuyển, vậy có bao giờ việc khám phá núi lửa trở thành một trong số những gạch đầu dòng trong danh sách “Những chuyến đi phải thực hiện trước khi già″? Chắc là không phải ai cũng nghĩ tới việc khám phá núi lửa đâu nhỉ, vì còn có rất nhiều bãi biển xinh xắn, vùng núi cao nguyên thơ mộng đang chờ đón, trong khi núi lửa mới nghe thì thấy… hơi nguy hiểm. Thế nhưng, ở nhiều nơi, chinh phục núi lửa trở thành một dịch vụ du lịch khá đắt khách. Ngay gần Việt Nam, đất nước vạn đảo Indonesia xinh đẹp cũng có rất rất nhiều tour nhỏ phục vụ khách du lịch đi chinh phục các miệng núi lửa. Trung bình mỗi ngày, có đến hàng trăm lượt khách ghé thăm mỗi miệng núi lửa nổi tiếng ở đất nước này.

Đây là những hình ảnh tuyệt đẹp được chụp bởi Thiện Chí – một nhiếp ảnh khá nổi trên mạng xã hội vì những bộ ảnh du lịch xuất sắc. Hơn 1 năm trước, anh từng có 1 chuyến trekking núi lửa đầu tiên trong đời – đến Rinjani ở đảo Lombok (Indonesia). Chuyến đi quá ấn tượng đối với anh, thế nên, anh đã quyết định lên kế hoạch cho đợt khám phá núi lửa tiếp theo. Lần này chính là núi lửa Ijen và Bromo (Indonesia).

Chuyến đi kéo dài 6 ngày, xuất phát bằng đường bay Vietjet Air, transit tại Malaysia và sau đó là đi xe đêm đến Ijen. Hành trình trekking đầu tiên với mục tiêu là núi lửa Ijen bắt đầu từ 2h sáng, kéo dài 3 tiếng đồng hồ. Khi đến nơi, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp ngay tức khắc bởi hồ nước màu xanh ngọc trên miệng núi lửa Ijen. Được biết, đây là một kỳ quan của Ijen, và màu xanh đó chính là dung nham chứa lưu huỳnh của núi lửa.

Màu xanh độc đáo của hồ núi lửa.

Được biết, màu xanh này là do lưu huỳnh làm nên.

Ngày 3, anh tiếp tục hành trình chinh phục núi Bromo. Hãy xem thiên nhiên tuyệt vời như thế nào, khi đã tạo nên một hõm chảo Bromo siêu đẹp, một ngôi làng be bé xinh xinh với biển mây bao la rộng lớn. Một bên là làng xã, với những ngọn núi cao hùng vĩ, một bên là mây – mây ngập trời trắng xóa.

Đến núi lửa Bromo, dù bề mặt miệng núi khá bằng phẳng, tuy nhiên bạn cũng cần phải thật cẩn thận khi đặt chân đến đây vì xung quanh không có hàng rào bảo vệ. Và cũng vì đang ở ngay gần miệng núi lửa rồi, nên những làn khói lưu huỳnh bốc lên nghi ngút rất có thể sẽ khiến bạn bị choáng, đau đầu do hít ngửi quá nhiều. Vậy nên hãy mang theo một chiếc khẩu trang, hoặc không ở lại miệng núi quá lâu nhé.

Ngôi làng nằm gần biển mây…

Chuyến đi lần này không có trung tâm thương mại đông đúc, không có resort đắt tiền, cũng ít thấy bóng người, nhưng thật sự, nó đã khắc sâu trong lòng Thiện Chí một ấn tượng khó phai.

“Đứng ở một góc xa nhìn xuống toàn thung lũng Bromo như đang chìm vào trong giấc ngủ được đắp bằng một cái chăn bằng mây khổng lồ vậy. Đến khi thung lũng thức giấc bằng những tia nắng đầu ngày nhuộm vàng cả thung lũng và biển mây, cảnh vật lúc đấy đẹp đến mức nín thở tất cả như lặng im để nghe được nhịp thở của thiên nhiên .

Sau chuyến đi núi lửa “dã man” đầu tiên vào năm ngoái thì mình đã bị nghiện trekking núi lửa. Mình thích cái cảm giác tìm được những thứ mới mẻ khi khám phá những vùng đất mới” – Thiện Chí chia sẻ.

Hãy cùng xem thêm một số bức ảnh tuyệt đẹp về vùng núi lửa này của Indonesia nhé!

Theo: Ivivu

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Kinh nghiệm "săn mây trên đỉnh núi lửa" tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Lao Xa - Hoang sơ và thơ mộng

Nếu bạn là người yêu thích khám phá những vùng đất mới, thì hãy ghé qua bản Lao Xa - một trong những địa điểm đẹp và thơ mộng bậc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang nhé!

Đình làng Hà Hồi

Nằm ở vị trí trung tâm xã Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), đình làng Hà Hồi là một trong 6 ngôi đình cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn tồn tại đến ngày nay.