Lại xuất hiện mã độc gây rối mới có tên LeakerLocker

ctv05
Một mã độc mới được phát hiện trên hệ điều hành Android có khả năng gửi ảnh cá nhân, tin nhắn, thậm chí là cả lịch sử trình duyệt internet của bạn đến cho bạn bè.

Bạn hoàn toàn có thể vô tình tải về mà độc có tên LeakerLocker này thông qua các ứng dụng trên Google Play.

Cẩn thận với mã độc LeakerLocker trên Android

Nếu chẳng may, chiếc điện thoại của bạn dính phải con virus này, nó sẽ khóa màn hình chính của điện thoại và sao lưu bất cứ “thông tin nhạy cảm” nào mà bạn đã lưu trữ. Sau đó, LeakerLocker tiếp tục gửi những thông tin đó tới những người bạn quen biết, nếu bạn không trả phí cho nó. Đây chẳng khác nào hành động tống tiền ảo.

Theo McAfee, công ty phần mềm diệt virus lớn nhất thế giới, ứng dụng Wallpapers Blur HDBooster & Cleaner Pro chứa những mã độc, nguy hiểm gây phiền toái cho hệ thống của bạn. Công ty này cũng cho hay. “Không phải tất cả dữ liệu cá nhân mà mã độc tống tiền này tiếp cận đều có thể bị đọc và rò rỉ ra bên ngoài. Ransomware có thể đọc được những dữ liệu như địa chỉ email, thông tin liên lạc ngẫu nhiên, lịch sử trình duyệt Chrome, một vài đoạn tin nhắn và cuộc gọi, ăn cắp một số hình ảnh từ ứng dụng camera, và đọc một số thông tin nhất định của thiết bị bạn đang sử dụng.”

Ứng dụng dính mã độc tống tiền trên Google Play

Trở lại với 2 ứng dụng đã nêu trên, Wallpapers Blur HD có khoảng 5000-10000 lượt tải với rating 3.6/5 còn Booster & Cleaner Pro có khoảng 1000-5000 lượt với rating 4.5/5. Google sau đó đã nhận được rất nhiều phản hồi từ phía người sử dụng về những mã độc làm ảnh hưởng thiết bị của họ sau khi tải 2 ứng dụng này về.

McAfee cũng có lời cảnh báo nếu LeakerLocker cố gắng gây hại cho thiết bị của bạn, bạn cũng không nên trả 50$ cho hành động “tống tiền” đó. “ Bởi lẽ làm vậy càng khiến cho mã độc này lây lan nhanh hơn và mức độ nguy hiểm cũng lớn hơn nữa. Hơn nữa, cũng không chắc chắn rằng thông tin sẽ bị tiết lộ hoặc bị sử dụng với mục đích tống tiền nạn nhân.”

Tuy vậy, trên thực tế, những ai đã dính phải mã độc này cũng không tránh khỏi việc trả cho nó một số tiền nhất định bởi tâm lí lo sợ rủi ro có thể xảy ra.

Nếu bạn chấp nhận, mã độc sẽ hỏi số thẻ tín dụng của bạn. Khi khoản tiền được thanh toán, một đoạn văn bản sẽ hiện lên: “Your [sic] personal data has been deleted from our servers and your privacy is secured”. (tạm dịch: Dữ liệu cá nhân của bạn bị xóa khỏi hệ thống của chúng tôi, thông tin của bạn được bảo mật).

 

Trung Chiến (Dịch)

Theo The Independent

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Lại xuất hiện mã độc gây rối mới có tên LeakerLocker tại chuyên mục Mẹo Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Mẹo Hay khác

6 mẹo sử dụng pin điện thoại lâu hơn khi đi chơi Tết

Vào dịp Tết với những ngày đi chơi kéo dài, việc giữ cho pin điện thoại bền bỉ luôn là một vấn đề khiến nhiều bạn đắn đo. Nếu bạn không sở hữu một chiếc điện thoại có pin dung lượng lớn, hãy tham khảo 6 mẹo sau để giúp điện thoại hoạt động lâu hơn trong những ngày Tết nhé.

Cách gửi lời chúc Tết "hàng loạt" trên Zalo đến người thân và bạn bè dịp Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán, hay Tết Cổ Truyền, không chỉ là dịp sum vầy, đoàn tụ bên gia đình mà còn là thời điểm để chúng ta gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến người thân và bạn bè. Trong thời đại công nghệ số, việc gửi lời chúc Tết "hàng loạt" trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện, giúp bạn truyền tải tình cảm và lời chúc ý nghĩa đến mọi người trong dịp Tết đến Xuân về.