Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo hành?

Alex
Trẻ em luôn tiềm ẩn nguy cơ đối mặt với nạn bạo hành ở nhiều nơi, từ gia đình, trường học tới nơi công cộng. Làm thể nào để nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo hành?

Trong xã hội Việt Nam, điểm khó khăn để có thể phát hiện và giúp đỡ trẻ em bị bạo hành là bởi hầu hết trong đa số trường hợp các em nhỏ đều im lặng chịu đựng do quá sợ hãi hoặc chưa đủ nhận thức và thiếu những kiến thức để bảo vệ mình hay nơi tin tưởng để tố cáo.

Khi sự việc kéo dài sẽ dẫn đến những chấn động mạnh mẽ về tinh thần và thương tổn sâu sắc về cả tâm lý lẫn sức khỏe. Để tránh cho những trường hợp này chuyển biến xấu hơn, cần nhận biết sớm những dấu hiệu sau đây ở trẻ em bị bạo hành.

Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo hành? - Ảnh 5
Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo hành?

Có 3 dạng bạo hành trẻ em phổ biến là: Bỏ rơi, xâm phạm - gây tổn thương thể chất và lạm dụng tình dục

Trong đó "Bỏ rơi" là tình trạng những trẻ em bị bố, mẹ ruột hoặc những người thân chối bỏ nghĩa vụ chăm lo. Hoặc khi trẻ vẫn sống cùng người thân nhưng không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống về dinh dưỡng, tinh thần, không nhận sự giáo dục đầy đủ, thậm chí phải lang thang không cố định thì vẫn bị coi là trẻ bị "bỏ rơi".

Xâm phạm và gây tổn thương thể chất là các hành vi bạo lực làm tổn thương cơ thể và gây ám ảnh tâm lý của trẻ. Một đứa trẻ bị bạo lực về thể chất chủ yếu đến từ bạo lực gia đình tức là bị những đối tượng là người thân trong gia đình đánh đập, gây tổn thương. Phần khác tới từ những trẻ em phải lao động khi chưa đủ tuổi, bị chủ bóc lột hoặc đánh đập.

Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo hành? - Ảnh 2
Ảnh minh họa.

Lạm dụng tình dục là tình trạng bao gồm các hành động: xâm phạm cơ thể, phô dâm, ấu dâm, hiếp dâm (hoặc có thể hiểu là hành động tiếp xúc bộ phận sinh dục của người lớn với trẻ em) gây ra tổn thương tâm lí và lệch lạc về nhận thức tính dục cho trẻ nhỏ.

Vậy những dấu hiệu nào giúp nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo hành

Dấu hiệu về bạo hành tổn thương thể chất thông qua các vết bầm tím, xây xước hoặc sưng tấy ở nhiều vị trí trên cơ thể hoặc nặng hơn là gẫy xương, tổn thương nội tạng. Có nhiều vết thương kín nhìn bên ngoài khó có thể nhận ra, song vẫn có thể nhận biết những vết thương của trẻ ở vùng hở nếu có.

Trẻ bị bạo hành nặng dễ chấn thương đến hệ thần kinh khiến trẻ luôn tỏ ra mệt mỏi, ủ dột và đau đớn. Khả năng vận động kém.

Trẻ bị bạo hành luôn để lại những hậu quả tâm lí nặng nề và "tín hiệu" dễ nhận thấy nhất là trẻ luôn sợ hãi xung quanh, rụt rè hơn các trẻ em bình thường khác và đặc biệt khi nhìn thấy đối tượng bạo hành thì trẻ sẽ hốt hoảng, lo sợ.

Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo hành? - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Trẻ bị bạo hành hay bị xâm hại về tình dục có thể nhận biết qua các tổn thương trên cơ thể như bầm tím tay, chân, mặt, tổn thương cơ quan sinh dục. Nặng nề hơn là có thể phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục, bị nhiễm khuẩn hoặc đau bụng dữ dội.

Trẻ bị bạo hành rất dễ bị trầm cảm và có khuynh hướng e ngại đám đông, chỉ muốn nhốt mình tại "vùng an toàn", có thể là phòng ở, tủ quần áo hay thậm chí là gầm giường, ban công... Ngoài ra, các bé bị bạo hành có xu hướng tự sát cao, dễ mất ngủ, dễ bị kích động.

Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo hành? - Ảnh 3

Trên đây là những dấu hiệu trẻ bị bạo hành mà những người thân trong gia đình, những người hàng xóm hay thậm chí là người xung quanh nơi ở, nơi có cơ hội tiếp xúc các bé có thể lưu tâm để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc tổn hại sâu nặng hơn cho các bé. Hạn chế tối đa những trường hợp đáng tiếc xảy ra như thời gian vừa qua.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo hành? tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Bí kíp để không sợ bác sĩ

Hôm qua con bị đau bụng. Thế mà con cứ cố chịu đau không dám kêu, cho đến khi mặt tái nhợt, bố phát hiện ra mới đưa con đi khám. Hóa ra, con sợ bác sĩ. Cả hai anh em con, cứ nhắc đến bác sĩ là sợ rúm cả người lại.

Không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ

Tối qua nhà có khách, mẹ để đĩa kẹo mời khách. Bố phát hiện ra, con gái của bố mời khách một cái thì ăn đến 4, 5 cái. Có lúc còn… cho liền mấy cái kẹo vào miệng nữa. Mẹ can ngăn không được.

"Ứng xử" với tiền lì xì dịp Tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, ai chả háo hức khi được nhận những chiếc phong bao lì xì đỏ thắm cùng với những lời chúc tốt đẹp phải không nào? Thế nhưng bạn đã biết cách ứng xử sao cho đúng khi nhận lì xì và cách quản lý số tiền này chưa? Hãy bỏ túi ngay những “bí kíp” dưới đây nhé!