WHO và Bộ Y tế kêu gọi hành động vì an toàn của trẻ em trước đuối nước

TP
Hà Nội, ngày 25/7/, Ngày Thế giới Phòng, chống Đuối nước, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids (CTFK) cùng kêu gọi toàn xã hội tăng cường hành động để ngăn chặn tình trạng tử vong do đuối nước ở trẻ em.

Dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng, chống đuối nước, tỷ lệ tử vong vẫn chưa giảm như kỳ vọng. Thống kê năm 2021 cho thấy, cả nước ghi nhận hơn 4.000 trường hợp tử vong do đuối nước, trong đó 40% là trẻ dưới 14 tuổi. Đây là con số đáng báo động, phản ánh nhu cầu cấp thiết phải hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ tính mạng trẻ em, đặc biệt ở khu vực nông thôn, nơi có nhiều ao hồ, sông suối và điều kiện giám sát an toàn còn hạn chế.

Đuối nước là vấn đề
Đuối nước là vấn đề "nóng" tại Việt Nam với hàng ngàn trẻ em gặp nạn mỗi năm

Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng, chống Đuối nước năm nay tại Việt Nam là: “Cùng hành động để không còn trẻ em bị đuối nước”, một lời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp liên ngành và trách nhiệm toàn xã hội.

Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Đăng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế cho biết: “Mỗi trường hợp tử vong do đuối nước là một bi kịch có thể phòng tránh. Chúng tôi kêu gọi chính quyền địa phương, cha mẹ, nhà trường và cộng đồng cùng hành động để xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em, trong đó giáo dục kỹ năng bơi, giám sát trẻ và nâng cao nhận thức cộng đồng là những biện pháp trọng tâm".

Ông cũng cho biết, Bộ Y tế đã gửi văn bản đề nghị các địa phương ưu tiên nguồn lực, mở rộng mô hình phòng, chống đuối nước hiệu quả, đẩy mạnh truyền thông và tích hợp nội dung này vào các chương trình phát triển bền vững.

Về phía Tổ chức Y tế Thế giới, bà Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh: “Mỗi ca tử vong do đuối nước là một mất mát không thể chấp nhận. Đây là nguyên nhân gây tử vong có thể phòng tránh bằng các giải pháp đơn giản, chi phí thấp và đã được chứng minh hiệu quả. Điều quan trọng là chúng ta cần triển khai các biện pháp này trên quy mô rộng để giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng".

Cùng quan điểm, bà Đoàn Thu Huyền – Đại diện CTFK tại Việt Nam nhấn mạnh: “Đuối nước có thể xảy ra chỉ trong tích tắc, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu chúng ta có nhận thức đúng và hành động kịp thời".

Trong khuôn khổ chiến dịch năm nay, các tổ chức đề xuất một loạt giải pháp thiết thực:

Với cơ quan chức năng: lắp rào chắn quanh khu vực nguy hiểm; bố trí nhân viên cứu hộ tại hồ bơi, bãi biển; tổ chức tập huấn kỹ năng sơ cứu, cứu hộ; cung cấp cảnh báo thời tiết sớm và miễn phí.

Với cộng đồng và gia đình: dạy trẻ học bơi; giám sát trẻ sát sao khi ở gần nước; tránh sử dụng rượu bia khi tham gia hoạt động dưới nước; sử dụng áo phao khi đi thuyền hoặc vui chơi dưới nước; chủ động theo dõi tình hình thời tiết và điều kiện nước.

Các bạn thiếu nhi tham gia cuộc thi
Các bạn thiếu nhi tham gia cuộc thi "Đuối nước - Các bước phòng ngừa" do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tổ chức với sự đồng hành của CTFK

Tính đến nay, hàng chục nghìn trẻ em Việt Nam đã được đào tạo kỹ năng bơi lội và an toàn dưới nước nhờ sự hỗ trợ từ WHO, tổ chức Bloomberg Philanthropies và CTFK. WHO cũng đã hỗ trợ xây dựng Chương trình Quốc gia Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021–2030 và Kế hoạch phối hợp liên ngành về phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2022–2030.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tích cực thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2021 về phòng, chống đuối nước, trong đó xác định rõ mối liên hệ giữa đuối nước và các mục tiêu phát triển bền vững, giảm thiểu rủi ro thiên tai, công bằng xã hội và bảo vệ sức khỏe trẻ em.

Thông điệp được WHO và Bộ Y tế gửi đi trong Ngày Thế giới Phòng, chống Đuối nước 2025 rất rõ ràng: Đuối nước có thể phòng tránh. Mỗi hành động hôm nay là thêm một cơ hội cứu sống trẻ em. Hãy cùng hành động vì một Việt Nam không còn trẻ em tử vong vì đuối nước.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết WHO và Bộ Y tế kêu gọi hành động vì an toàn của trẻ em trước đuối nước tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Trang bị kỹ năng sống còn trước, trong và sau bão lũ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (siêu bão YAGI) và tình hình mưa lũ đang xảy ra tại nhiều địa phương, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai khuyến cáo người dân cần chủ động ứng phó để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Dưới đây là những kỹ năng thiết yếu cần ghi nhớ.

Kỳ nghỉ hè: Cơ hội phát triển toàn diện cho thiếu nhi

Kỳ nghỉ hè luôn là khoảng thời gian được các em nhỏ háo hức mong đợi sau một năm học tập căng thẳng, đây cũng là dịp để các bạn được nghỉ ngơi, khám phá và phát triển toàn diện. Vậy cần làm gì trong kỳ nghỉ hè để vừa vui, vừa học, vừa lớn khôn cho trẻ em một cách ý nghĩa.

Cùng học sinh TP. Hồ Chí Minh bảo vệ răng miệng

Không chỉ nhận được những kiến thức hữu ích về chăm sóc răng miệng, học sinh hai trường THCS tại TP. Hồ Chí Minh là Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận) và Đoàn Thị Điểm (quận 3) còn được cười thỏa thích trong chương trình giao lưu "Hành trình kết nối nụ cười".