Cô Tạ Thu Hương – giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) – chia sẻ các loại sơ đồ tư duy có thể áp dụng hiệu quả trong giảng dạy môn Sinh học ở THCS. Đó là sơ đồ tư duy theo đề cương
Sơ đồ tư duy (SĐTD) theo đề cương (còn gọi là SĐTD tổng quát). Dạng này được tạo ra dựa trên bảng mục lục trong sách.
SĐTD này mang lại cái nhìn tổng quát về toàn bộ môn học. Những SĐTD theo đề cương khổng lồ về các môn học dán trên tường sẽ rất hữu ích, giúp học sinh có khái niệm về số lượng kiến thức phải chuẩn bị cho môn học mới. Giáo viên nên triển khai làm sơ đồ tư duy này trong tuần đầu của năm học (bài mở đầu sinh học).
Chương trình Sinh học 8
Chương trình Sinh học 9
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.
Một số SĐTD khác về môn Sinh học mà bạn có thể tham khảo:
Ngọc Hiệp (Tổng hợp)