Với bài thi trắc nghiệm Lịch sử, nếu không nắm chắc kiến thức cơ bản và khả năng loại trừ những phương án nhiễu, chúng ta sẽ rất dễ mất điểm “oan”, đặc biệt ở những câu hỏi chọn mốc thời gian và sự kiện.
Do đó để ghi nhớ đúng và đủ hãy học lịch sử theo công thức 5W+1H.
Muốn ghi nhớ một vấn đề hoặc sự kiện hãy trả lời hết các câu hỏi
WHAT: Vấn đề đó là gì? Sự kiện nào?
WHEN: Sự kiện đó xảy ra vào thời gian nào?
WHERE: Sự kiện xảy ra ở đâu?
WHY: Nguyên nhân, tại sao lại có sự kiện đó?
WHO: Ai/giai cấp/ tổ chức nào là người có tầm ảnh hưởng đến sự kiện đó?
HOW: Sự kiện đó diễn ra như thế nào? Có đặc điểm gì?
Khi hệ thống lại kiến thức bằng cách này bạn sẽ không bị bỏ sót bất kỳ một thông tin nào.
Nếu đã nhớ sự kiện mà sợ nhầm lẫn mốc thời gian, sự kiện thì cũng đừng lo, 5 cách này hơi dài dòng nhưng lại cực kì hiểu quả đấy nhé!
Cách 1: Luôn đặt sự kiện vào trong một diễn biến tổng thể, không ghi nhớ một cách rời rạc.
Cách 2: Tìm ra các “keyword” cho sự kiện, nội dung kiến thức rồi dựa vào keyword để nắm được toàn bộ nội dung.
Cách 3: Lập công thức cho một số dạng kiến thức thường gặp.
VD: Khi trình bày nguyên nhân của một sự kiện sẽ bao gồi nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan luôn đóng vai trò quyết định.
Cách 4: Với những nội dung quá nhỏ, quá khó nhớ bạn hãy sử dụng các flashcard gẵn vào những nơi dễ thấy để học và ghi nhớ mọi lúc mọi nơi.
Cách 5: Gắn các sự kiện lịch sử với sự kiện cá nhân dựa vào một mối liên hệ nào đó.
VD: Sinh nhật của em trùng với ngày Quốc Khánh, ngày Giải phóng miền Nam…
Để đạt được điểm cao không phải chỉ cần dựa vào mẹo mà phải đến từ sự nỗ lực của bản thân, chỉ có chịu khó học tập, rèn luyện trau dồi nghiêm túc mới có thể gặt hái được thành công.