Múa rối hấp dẫn, vì sao?

Chăm học
Xuất hiện từ dưới làn nước mát, hai con rồng vàng thuôn dài lấp lánh uốn lượn và phun nước. Bất thình lình, chúng dìm đầu xuống nước rồi ngẩng lên, phun lửa, tạo nên những tia lửa vàng và những làn khói trắng. Thật không thể tin nổi, làm sao chúng có thể vừa phun lửa lại vừa phun nước được chứ!” – Đây là dòng cảm xúc đầy ngỡ Hành trình t rải nghiệm MÚA RỐI hấp dẫn, vì sao? ngàng, ngạc nhiên của ông Robert Hurwitt – Nhà phân tích, phê bình sân khấu người Mỹ khi nói về múa rối nước Việt Nam.

Vậy sức hút nào khiến múa rối Việt Nam lại trở nên thần bí, kỳ diệu và đáng mong chờ với ông Hurwitt nói riêng và du khách nước ngoài nói chung đến thế? Hãy cùng tìm câu trả lời thông qua những chia sẻ của chú Trần Quý Quốc – Nghệ sĩ ưu tú hiện đang công tác tại Nhà hát múa rối Thăng Long nhé!

Yêu thích vì quá ấn tượng

Theo chú Quốc, cứ vào mùa du lịch hàng năm, quầy bán vé của Nhà hát múa rối Thăng Long lúc nào cũng tấp nập từng đoàn du khách nước ngoài đến tham quan và xem các chương trình biểu diễn múa rối tại đây. Theo kinh nghiệm 26 năm trong nghề và hàng chục lần đi biểu diễn tại các quốc gia trên thế giới thì chú Quốc tin rằng, nghệ thuật múa rối giống như một “chiếc hộp” bí mật, ẩn chứa những thứ vô cùng đơn giản nhưng lại có sức hút khó cưỡng. Dù múa rối bao gồm rối nước và rối cạn, nhưng những nét dân gian đặc trưng khiến cho múa rối nước để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả hơn cả.

Với việc lưu giữ một cách đầy đủ nhất, nguyên bản nhất 16 trò cổ thuộc loại hình rối nước, Nhà hát múa rối Thăng Long luôn là điểm đến được nhiều du khách quốc tế lựa chọn. Họ đến đây để được xem loại hình nghệ thuật mà chỉ duy nhất Việt Nam mới có. Và sau khi thưởng thức thì thứ cảm xúc mà họ mang về đó là: ấn tượng trước một loại hình văn hóa mộc mạc nguyên sơ; ngạc nhiên khi chứng kiến những con rối hết sức đơn giản nhưng làm nên một vở diễn cảm xúc; ngưỡng mộ trước khả năng sử dụng dụng cụ biểu diễn là những cây sào và dây cước một cách thành thạo và truyền cảm của người nghệ sĩ.

Rét run nhưng phải... không run

Trong nghệ thuật múa rối nước thì người nghệ sĩ lấy mặt nước làm sân khấu để biểu diễn. Vì thế, nghệ sĩ sẽ phải dầm mình dưới nước cùng “sân khấu” để tạo nên những vở diễn ấn tượng. Ngày nay, mặc dù nghệ sĩ đã được trang bị các loại quần áo bảo hộ lao động phù hợp với nghề như quần áo cao su chống thấm nước, găng tay và tất dày để giữ ấm…, thế nhưng, chừng đó vẫn chẳng thấm vào đâu so với những ngày Hà Nội trời giá rét. Chú Quốc thổ lộ: có những ngày rét, nhiệt độ nước trong nhà có khi xuống đến âm độ, các nghệ sĩ xỏ đến 2 đôi tất len nhưng khi xuống nước vẫn không khỏi rùng mình. Tuy nhiên, nhìn những gương mặt hào hứng của khán giả, nhìn thấy sự trông đợi, kỳ vọng của những người đang dõi theo sân khấu, các nghệ sĩ lại cố để không run rẩy và cùng nhau đem đến một vở diễn ấn tượng, thể hiện sự độc đáo riêng của một loại hình nghệ thuật dân tộc.

Sáng tạo trong quá trình làm nghề

Để rối nước và rối cạn đến gần hơn với khán giả trong nước, đặc biệt là với đối tượng khán giả nhỏ tuổi, trong quá trình biểu diễn, các nghệ sĩ đã không ngừng sáng tạo để tạo nên những điểm nhấn, bắt kịp xu thế thời đại. Trong đó phải kể đến những màn biến tấu ấn tượng trong loại hình nghệ thuật rối cạn. Để tạo sức hút, chú Trần Quý Quốc đã từng lựa chọn biểu diễn rối cạn trên nền nhạc của các bản nhạc hót như Gangnam Style, các bản nhạc của Michel Jackson… thay vì nền nhạc chèo như truyền thống. Và kỳ lạ thay, ngay khi các con rối xuất hiện trên sân khấu, nhạc bật lên, khán giả nhỏ tuổi phía dưới đều cùng đứng bật dậy, lí lắc nhún nhảy cùng nghệ sĩ và các con rối.

Hay như rối nước, ngoài những động tác quen thuộc, các nghệ sĩ thường tạo sự dí dỏm bằng cách để các con rối thể hiện những động tác lắc mông, đá hông hay thè lưỡi… chỉ những cử chỉ đơn giản vậy thôi nhưng đã tạo nên tiếng cười khúc khích cho trẻ nhỏ.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Chăm học. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Chăm học. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Múa rối hấp dẫn, vì sao? tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kỳ thú sao chổi

Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe ...

Bài Khám Phá khác

Khám phá làng cổ Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với những ngôi làng cổ yên bình, trầm mặc – nơi chúng mình có thể khám phá nhiều điều thú vị về văn hóa dân gian và nghề truyền thống.

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.