Muốn biết cơ thể có thiếu vitamin không, bạn chỉ cần kiểm tra những dấu hiệu này

Minh Hồng
Khi thiếu hụt vitamin, cơ thể sẽ xuất hiện một vài triệu chứng để “nhắc nhở” bạn bổ sung ngay.

Vitamin và khoáng chất là những chất thiết yếu của cơ thể, tham gia vào cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể. 

Cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin mà phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày. Khi thiếu hụt vitamin, cơ thể sẽ xuất hiện một vài triệu chứng để “nhắc nhở” bạn bổ sung ngay.

Loét miệng hoặc vết nứt ở khóe miệng

Khi bạn bị loét miệng, cơ thể đang báo hiệu bạn thiếu sắt hoặc vitamin B. Một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị loét miệng có nồng độ sắt thấp gấp 2 lần bình thường. Khoảng 28% bệnh nhân loét miệng bị thiếu hụt thiamine (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2) và pyridoxine (vitamin B6).

Viêm môi khóe miệng, một tình trạng khiến khóe miệng nứt hoặc chảy máu, có thể do tiết quá nhiều nước bọt hoặc mất nước. Tuy nhiên, hấp thụ không đủ sắt và vitamin B, đặc biệt là riboflavin cũng là những nguyên nhân phổ biến của tình trạng này.

Muốn biết cơ thể có thiếu vitamin không, bạn chỉ cần kiểm tra những dấu hiệu này - Ảnh 1

Bạn nhìn kém vào ban đêm và tăng lòng trắng trong mắt

Nếu có triệu chứng này nhiều khả năng bạn đang thiếu vitamin A. Hấp thụ ít vitamin A thường gây ra bệnh quáng gà, làm giảm khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc bóng tối vì vitamin A sản xuất rhodopsin, một sắc tố trong võng mạc của mắt giúp bạn nhìn vào ban đêm. Khi không được điều trị, bệnh quáng gà có thể tiến triển thành bệnh viêm nhãn cầu, có thể làm hỏng giác mạc và dẫn đến mù lòa.

Muốn biết cơ thể có thiếu vitamin không, bạn chỉ cần kiểm tra những dấu hiệu này - Ảnh 2

Rụng tóc

Một chế độ ăn uống giàu sắt, kẽm, axit linoleic (LA), alpha-linolenic axit (ALA), niacin (vitamin B3) và biotin (vitamin B7) có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình rụng tóc.

Lưu ý rằng việc bổ sung vitamin và khoáng chất trong trường hợp không bị thiếu hụt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc. Trừ khi bác sĩ xác nhận sự thiếu hụt, tốt nhất bạn nên chọn chế độ ăn giàu các chất dinh dưỡng này hơn là thực phẩm bổ sung.

Muốn biết cơ thể có thiếu vitamin không, bạn chỉ cần kiểm tra những dấu hiệu này - Ảnh 3

Xuất hiện nhiều vảy và gàu

Viêm da tiết bã (SB) và gàu là một phần của nhóm các bệnh rối loạn da ảnh hưởng đến các khu vực sản xuất dầu trên cơ thể. Cả hai đều liên quan đến ngứa, bong tróc da. Gàu chủ yếu chỉ giới hạn ở da đầu, trong khi viêm da tiết bã nhờn cũng có thể xuất hiện trên mặt, ngực trên, nách và bẹn.

Gàu và viêm da tiết bã có thể do nồng độ kẽm, niacin (vitamin B3), riboflavin (vitamin B2) và pyridoxine (vitamin B6) trong máu thấp.

Muốn biết cơ thể có thiếu vitamin không, bạn chỉ cần kiểm tra những dấu hiệu này - Ảnh 4

Chảy máu nướu răng

Thiếu hụt vitamin C dẫn đến các triệu chứng chảy máu nướu răng, thậm chí là rụng răng, bệnh còi xương, suy giảm hệ thống miễn dịch, suy yếu cơ và xương, mệt mỏi và hôn mê.

Các dấu hiệu thiếu vitamin C phổ biến khác bao gồm dễ bị bầm tím, vết thương lâu lành, da có vảy khô và chảy máu cam thường xuyên.

Cơ thể không tự tạo ra vitamin C, vì vậy cách duy nhất để duy trì mức độ đầy đủ là nhờ chế độ ăn uống. Sự thiếu hụt vitamin C thường xảy ra ở người không ăn đủ trái cây và rau quả mỗi ngày.

Đảm bảo tiêu thụ đủ vitamin C bằng cách ăn ít nhất 2 miếng trái cây và 3-4 phần rau mỗi ngày.

Khẩu trang giúp bạn ngăn virus nhưng lại ảnh hưởng nhất định tới răng miệng và đây là cách khắc phục - Ảnh 2

Tóc và móng tay giòn

Biotin, còn được gọi là vitamin B7, giúp cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Sự thiếu hụt biotin là rất hiếm, nhưng khi nó xảy ra, tóc và móng tay giòn, mỏng hoặc chẻ ngọn là một số triệu chứng đáng chú ý nhất.

Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi mãn tính, đau cơ, chuột rút và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Muốn biết cơ thể có thiếu vitamin không, bạn chỉ cần kiểm tra những dấu hiệu này tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.

Đề phòng viêm phổi ngày hè

Để đối phó với thời tiết nóng bức, nhiều gia đình sử dụng điều hòa để nhiệt độ thấp dưới 20 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ phòng lạnh và ngoài trời quá cao, khiến trẻ khó thích nghi, có thể gây viêm phổi.

Phân biệt bệnh Bạch hầu và bệnh viêm họng, viêm amidan

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác...