Nam Cực: Trên mặt băng hoang vu vắng lặng, dưới mặt băng tiên cảnh hiện ra

Huệ Anh
Nếu bạn cho rằng Nam Cực chỉ có băng giá và chim cánh cụt thì quả là một sai lầm lớn rồi nhé. Bên dưới lớp băng dày là một chốn tiên cảnh thực sự với hệ sinh thái đa dạng và rực rỡ sắc màu.

Trong những năm trước đây, con người đã phải thất vọng tràn trề khi nhận ra Nam Cực cũng giống như Bắc Cực, chẳng có gì ngoài băng tuyết. Các sinh vật sống được ở khu vực địa cực này vô cùng ít ỏi và gương mặt quen thuộc với con người chính là chim cánh cụt.

Trên mặt băng hoang vu vắng lặng thì liệu dưới mặt băng có gì khác biệt hơn không? Các nhà khoa học đã quyết định xuyên thủng lớp bằng dày hàng mét, thậm chí là hàng kilomet ấy để đi tìm những điều lý thú.

Tuy nhiên, việc lặn thám hiểm ở Nam Cực không phải điều dễ dàng. Nếu không có thiết bị phù hợp thì chỉ sau 10 phút là thợ lặn sẽ vĩnh viễn nằm lại Nam Cực. Sau 2 năm chuẩn bị, chuyên gia người Pháp – Laurent Ballesta đã thiết kế ra một trang phục riêng để giữ nhiệt tối ưu.

Trang phục này có 4 lớp, bên ngoài là lớp cao su không thấm nước dày 1,3cm, tiếp theo là lớp lông cừu giữ nhiệt, lớp đồ bó sát được làm nóng bằng điện và cuối cùng là một lớp lót giữ nhiệt. Chính vì vậy bộ đồ lặn này nặng tới 91kg, đồ sộ chẳng kém trang phục của một phi hành gia.

“Xuyên” mình qua băng giá

Chuyên gia Ballesta khoanh đã khoan thủng mặt băng dày 3m bằng máy khoan đá. Sau đó thả sợi dây phát quang xuống để đánh dấu vị trí. Cuộc hành trình khổ ải bắt đầu ngay từ khi Laurent Ballesta chạm chân xuống nước, thời tiết lạnh tới mức mà con người vừa lọt xuống biển thì miệng hố đã đóng băng. Đã vậy, bộ đồ lặn quá nặng khiến cho việc bơi lội gần như bất khả thi.

Ở nhiệt độ -1,7 độ C, lớp nước dưới mặt băng vẫn ở dạng lỏng nhưng chúng như một thứ “chất độc” khiến cơ thể cực kỳ đau đơn vì giá buốt. Nhưng bù đắp lại những gian nan đó, Laurent Ballesta đã được mở rộng tầm mắt trước một thế giới đẹp như tiên cảnh.

Chuyến thám hiểm một mình của Laurent Ballesta

Hệ sinh thái khổng lồ ấn tượng hơn phim khoa học viễn tưởng

Lòng biển Nam Cực không gợn chút vẩn đục bởi sinh vật phù du vẫn còn say giấc nồng trong kỳ ngủ đông của mình. Ánh sáng mặt trời lọt qua khe nứt rọi xuống khiến lòng biển mang màu sắc kỳ ảo thú vị. Laurent Ballesta cảm tưởng như đang bước vào một “khu rừng nhiệt đới dưới nước” bởi những sinh vật lạ lẫm.

Ở độ sâu từ 9-15m dưới mặt nước, những cây tảo bẹ dài tới 3m lả lướt vờn theo dòng nước, đàn sao biển khổng lồ to tới 40cm chậm chạp bơi qua, đám nhện biển cũng khoe “chân dài” với đôi chân không dưới 10cm.

Tảo khổng lồ có lá dài tới 3m

Xuống tiếp độ sâu 50m là “nhà” của thảm thuỷ tức và sò. Những con sò ở đây cũng to lớn hơn hẳn các loại sò khác với kích thước trung bình 10cm, con “trẻ” nhất cũng đã sống khoảng 30 năm tuổi. Các loài bọ nước khổng lồ cũng bò tới góp vui xung quanh.

Đến độ sâu 70m, vùng biển trở nên rực rỡ sắc màu của những cụm san hô trải dài, những đàn cá và những loài động vật có vỏ. Tất cả chúng đều mang kích thước lớn bất thường như được nhìn qua một chiếc kính lúp.

Hành trình 5 tiếng chinh phục biển Nam Cực đã kết thúc và Laurent Ballesta phải “trả giá” bằng 7 tháng hồi phục sức khoẻ. Tuy nhiên, ai nấy đều cảm thấy vui sướng vì đã phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm ẩn mà hiếm ai có cơ hội được chiêm ngưỡng.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nam Cực: Trên mặt băng hoang vu vắng lặng, dưới mặt băng tiên cảnh hiện ra tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.