Nên làm gì trước mỗi chuyến bay?

Châu Giang
Không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn cảm thấy mệt mỏi với việc phải lên kế hoạch trước mọi thứ từ đóng gói hành lý, đến sân bay đúng giờ và vượt qua tất cả các thủ tục cần thiết một cách nhanh chóng.

1. Bỏ tài liệu vào một cái túi nhỏ

Một số người thường đặt tất cả các tài liệu cần thiết của họ trong một chiếc túi nhỏ để tiện cho việc kiểm tra an ninh. Nhưng vấn đề ở đây là khi bạn có càng nhiều túi thì càng khó để theo dõi mọi thứ. Với một chiếc túi nhỏ, rất có thể bạn sẽ bỏ quên nó trên taxi hoặc trong quán cà phê sân bay. Vì vậy, tốt hơn hết là hãy đặt chứng minh thư hoặc hộ chiếu vào một chiếc túi lớn hơn để nó có thể luôn ở trong tầm quan sát của bạn.

2. Tìm hiểu lịch trình của các phương tiện công cộng

Nếu bạn muốn đến sân bay bằng phương tiện giao thông công cộng thì đừng quên tìm hiểu lịch trình của nó. Một số tuyến đường có thể đã bị hủy bỏ hoặc không tồn tại. Vì vậy, bạn sẽ phải tìm một lựa chọn khác để đến sân bay.

3. Không quản lý thời gian của bạn một cách khôn ngoan

Bạn thường đến sân bay trước 2 đến 3 tiếng trước khi chuyến bay cất cánh? Cũng tốt thôi nhưng đôi khi nó là quá nhiều và cuối cùng bạn sẽ phải dành ra một khoảng thời gian để chờ đợi. Mặt khác, có những người không muốn đến sớm thì có nguy cơ bị trễ và có thể bị lỡ chuyến bay.

Nếu bạn gặp vấn đề về quản lý thời gian, hãy thử sử dụng các ứng dụng chuyến bay. Nó có thể cập nhật liên tục và thông báo cho bạn thời gian chính xác. Nếu hãng hàng không bạn sử dụng không có ứng dụng thông báo chuyến bay thì bạn nên đến sân bay sớm hơn ít nhất 1,5 giờ, bạn sẽ không bị trễ và chờ đợi quá lâu.

4. Nghỉ đêm tại sân bay

Đây là một ý tưởng vô cùng tồi tệ. Hầu hết các sân bay không cung cấp dịch vụ nghỉ qua đêm mà chỉ có những chiếc ghế ngồi chẳng hề thoải mái. Bạn sẽ không thực sự có cơ hội thư giãn, nghỉ ngơi và ngày hôm sau của bạn sẽ vô cùng tồi tệ.

5. Trả tiền cho hành lý quá cân

Tốt hơn hết là bạn nên cân hành lý của mình trước khi ra sân bay nếu không bạn sẽ phải đặt mình vào một sự quyết định: trả tiền cho phần cân dư ra hoặc bỏ lại hành lý của mình.

6. Bọc vali của bạn

Sau khi bọc hành lý, một số khách du lịch nhận ra họ đã quên một thứ gì đó bên trong và lại phải ngồi gỡ ra đống bọc giấy. Nếu bạn muốn đồ đạc của mình được an toàn thì thay vì bọc lại, việc mua một chiếc vali khóa sẽ tiện lợi hơn rât nhiều.

7. Thư giãn sau khi qua trạm kiểm soát an ninh

Bạn nghĩ rằng sau khi qua cửa an ninh là có thể thoải mái ghé xem các gian hàng miễn thuế? Không hẳn đâu nha. Ở một số gian hàng, người ta sẽ yêu cầu được xem hộ chiếu của bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể sẽ để mất khá nhiều thời gian và lỡ chuyến bay.

Việc bạn cần làm trong lúc này là tìm cổng ra máy bay của mình trước và kiểm tra thông tin trên màn hình ở cổng xem đã chính xác hay chưa. Rồi sau đó việc bạn tự thưởng cho mình những phút giây thư giãn là hoàn toàn có thể rồi.

8. Thử các món ăn khác thường trước chuyến bay

Khi bạn đi du lịch nước ngoài thì bạn sẽ rất mong được nếm thử các món ăn địa phương. Nhưng không nên ăn nhiều vì bạn không biết dạ dày của mình sẽ phản ứng thế nào với những món ăn lần đầu tiên bạn ăn thử. Chúng có thể khó tiêu và gây ra các vấn đề dạ dày khác làm ảnh hưởng dến chuyến bay của bạn.

9. Không nên hoảng sợ


Ngay cả khi có sự cố xảy ra như chuyến bay bị chậm, bạn bị lạc mất tài liệu hoặc hành lý thì sự hoảng sợ chắc chắn sẽ làm tình hình tồi tệ hơn. Trong những trường hợp này, bạn cần hít một hơi thật sâu và quay sang tìm nhân viên sân bay để được giúp đỡ. Họ sẽ cung cấp cho bạn tất cả các hướng dẫn cần thiết mà bạn nên làm. 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nên làm gì trước mỗi chuyến bay? tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?