Ngày Tết ở miền Panduranga

TNTP Thứ Tư
Panduranga là tên gọi miền đất rộng lớn của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Nơi đây có một không gian văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc hàng ngàn năm tuổi. Bởi thế, được khám phá di sản văn hóa, phong tục kỳ bí của người Chăm là điều vô cùng thú vị và một trong số đó là ăn Tết ở làng Chăm.

Những lễ Tết đặc sắc

Văn hóa Chăm không có ngày Tết, chỉ có các dịp lễ hội. Hằng năm, người Chăm có khoảng gần 20 ngày lễ và lễ chính phải kể đến như Tết đầu năm mới Rija Nagar, Ramưwan, Katê… Do người Chăm chia thành hai phái: Chăm Hồi giáo Bà ni (Chăm Islam) và Chăm Bà la môn Ấn giáo nên các lễ Tết cũng khác nhau, điều đó càng làm cho bản sắc văn hóa thêm phong phú và thú vị.

Mâm cỗ Tết của đồng bào Chăm.

Với người Chăm Hồi giáo Bà ni hay Chăm Islam thì lễ hội Ramưwan là sôi động và đậm hương vị ngày xuân nhất, dù lịch Chăm khác với lịch Dương hay Âm lịch của người Việt. Ramưwan hay còn gọi là Lễ tảo mộ tưởng nhớ người thân đã khuất (phong tục này giống với Lễ thanh minh của người Việt). Dưới ánh nắng rực rỡ của miền cực Nam, đồng bào Chăm mặc trang phục cổ truyền đem đồ cúng lễ ra nghĩa trang làm lễ. Ngôi mộ của người Chăm không đắp nổi mà chỉ có những cục đá tròn tượng trưng. Cúng xong, bà con trở về làng làm lễ.

Người Chăm bày cỗ cúng thần linh trên tháp Lễ Katê.

Còn với người Chăm Bà la môn thì lễ Katê là lớn nhất, quan trọng nhất nên nhiều người quen gọi là Tết. Katê sẽ tổ chức ở làng, rồi lên tháp cúng thần linh… Ngày xưa, người ta tổ chức cả tháng nên gọi là Tháng Katê. Trong suốt Tháng Katê, dân làng làm cỗ cúng gia tiên, các vị tiên chỉ và sau đó đến ngày chính lên Tháp lớn như Poklong Garai, Po Rômê... cúng thần linh.

Tựu trung tất cả thì Rija Nagar chính là Tết đầu năm mới theo lịch của người Chăm cổ, nơi tất cả mọi người, mọi nhà, mọi làng quê đều ăn Tết cầu mong năm mới may mắn.

Các bô lão rước y trang và mừng đón Lễ hội Katê 2023 tại làng Chăm Hữu Đức (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận).

Ăn Tết ở làng

Đồng bào Chăm vốn sinh sống trên các thảo nguyên bao la ở miền cực Nam Trung bộ. Làng của người Chăm cũng giống như các làng quê vùng đồng bằng nhưng sắc thái có phần khác. Làng Chăm cổ luôn ở gần những sông, suối, ao để canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc (dê, trâu và sau này có cừu du nhập). Người Chăm không nuôi lợn và ít nuôi bò (với người Chăm Bà la môn, con bò theo Ấn Độ giáo là vật cưỡi của thần Shiva nên rất được tôn kính). Làng Chăm có quần thể làng xóm, xưa lợp mái tranh, vách đất; sau này làm gạch đắp đất, trước mỗi nhà có vườn và rào gỗ hay xương rồng.

Đồng bào Chăm đi chơi Tết.

Về mặt tôn giáo, người Chăm đều ảnh hưởng ở Ấn Độ, hay Ả Rập nên hơi khác với các đạo của người Kinh, do vậy ngày Tết cũng khác nhau.

Tết của đồng bào Chăm thường có món gà luộc, gà nướng, thịt dê hoặc có khi thịt trâu, đặc biệt kiêng ăn thịt lợn (với người Chăm đạo Hồi). Xa xưa, người Chăm nổi tiếng đánh bắt cá biển rất giỏi và theo nhiều tài liệu lịch sử thì chính người Chăm đã chế ra nước mắm, cùng với đó là các loại mắm nổi tiếng như mắm nêm, mắm ruột, mắm chưng… như chúng ta biết ngày nay.

Thiếu nữ Chăm trong bộ áo dài truyền thống tham dự Lễ hội Ramưwan. Nguồn ảnh: Jamen Ivan.

Về bánh thì đồng bào Chăm có rất nhiều loại bánh như tapei anung (bánh tét), tapei bilik (bánh ít), tapei coh (bánh cuốn), sakaya (bánh trứng), ginraong laya (bánh củ gừng)... Bởi theo quan niệm thì việc thờ cúng rất quan trọng và tôn nghiêm, mỗi một kiểu cúng thờ thần linh đều khác nên phải làm các loại bánh khác nhau. Các bà, các mẹ làng Chăm có thể coi là những nghệ nhân làm bánh. Vì thế trong mâm cỗ Tết, các loại bánh cùng hoa quả rất rực rỡ như mâm cúng Tết của người Việt.

Lễ hội Ramưwan - nét văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm Ninh Thuận.

Cùng với việc tổ chức ăn uống sum vầy, Tết của người Chăm còn là dịp sinh hoạt cộng đồng vui vẻ. Tại đền Tháp hay giáo đường có các Kadhar Gru - vị sư cả làm lễ cúng, ở sân đình thì có thầy cúng múa hát theo nghi lễ. Bà con liên hoan quây quần ấm cúng, rộn vui…

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Tết TNTP Thứ Tư, số 17+21 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Thứ Tư. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ngày Tết ở miền Panduranga tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Giới thiệu ẩm thực quê hương

Với mong muốn quảng bá văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, thầy Phan Vũ Nguyên cùng nhóm học sinh lớp 10 trường THCS&THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã triển khai dự án “Sản xuất muối đồng bào vùng Tây Nguyên- Muối Amrêč”

Cô Tổng - Người vun đắp phong trào

Trong tâm trí của nhiều thế hệ học sinh, cô là người nghiêm khắc, luôn giữ nét mặt uy nghiêm; học sinh chỉ nghe tiếng bước chân của cô phía ngoài hành lang là cả lớp đã phải ngồi im không ai dám làm sai quy định.

Số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn

Đoàn xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) vừa thực hiện số hóa các di tích Trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng).