Giới thiệu ẩm thực quê hương

TNTP Chủ Nhật
Với mong muốn quảng bá văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, thầy Phan Vũ Nguyên cùng nhóm học sinh lớp 10 trường THCS&THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã triển khai dự án “Sản xuất muối đồng bào vùng Tây Nguyên- Muối Amrêč”

Ước mơ lan tỏa bản sắc văn hóa quê hương

Lớn lên cùng những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Tây Nguyên, các bạn lớp 10 trường THCS&THPT Đông Du đã rất quen thuộc với muối Amrêč. Đây là loại gia vị được làm từ ớt sim xanh – nguyên liệu sẵn có của vùng đất đỏ bazan.

Nhận thấy thức muối chấm này còn chưa được biết đến rộng rãi, các anh chị đã thành lập nhóm nghiên cứu. Dưới sự dẫn dắt của thầy giáo Phan Vũ Nguyên, các anh chị đi xuống các bản làng người Ê đê, các quán ăn sản vật Tây Nguyên để tìm hiểu công thức. Từ đó, các anh chị đã tinh chỉnh, giảm độ cay, mặn, thêm vào các loại lá cây, rau rừng đặc trưng vùng cao để tạo nên loại muốn chấm đậm đà bản sắc, phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng.

Bạn Phạm Anh Thư, học sinh lớp 10A1 chia sẻ: “Nhóm nghiên cứu mong muốn lan tỏa bản sắc văn hóa ẩm thực của người Tây Nguyên đến mọi miền đất nước và cho mọi người biết học sinh hiện nay không chỉ biết học mà còn có nhiều sáng kiến, sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo.

Thầy Phan Vũ Nguyên, người hướng dẫn dự án, vô cùng tự hào nói: “Dự án được các bạn ấp ủ khá lâu với ý tưởng chuẩn hóa công thức và đưa ra hương vị phù hợp với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, vì muối truyền thống chỉ sử dụng trong ngày nên các bạn hướng đến sản phẩm có thời gian bảo quản lâu (sử dụng 1 năm). Quá trình nghiên cứu của các bạn thể hiện sự tích cực tìm tòi, học hỏi và tâm huyết trong dự án để đưa ra sản phẩm hoàn thiện nhất”.

Sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng sản phẩm muối Amrêč của nhóm dự án đã hoàn thành và đưa vào sản xuất, đồng thời nhận được những tín hiệu tích cực từ thầy cô, bạn bè, gia đình và thị trường. Dự án đã đoạt giải Ba cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” cấp quốc gia lần thứ VI năm 2024 diễn ra tại TP. Cần Thơ vào tháng 5 vừa qua.

Cơ hội "vàng" tại Ngày hội khởi nghiệp

Thành công ban đầu thôi thúc nhóm nghiên cứu đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá sản phẩm độc đáo này. Các anh chị đã đem dự án tới Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2024. Đây là năm thứ 2 liên tiếp học sinh Đông Du có dự án khởi nghiệp tham gia Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk.

Ngày hội cũng là dịp để các thầy, cô giáo và các bạn học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi nhiều hơn cho những dự án trong tương lai. Thông qua những phản hồi tích cực về độ cay, mặn của sản phẩm, nhóm làm dự án đã tiếp tục nghiên cứu và giới thiệu thêm 2 loại sản phẩm cay ít và cay nhiều nhằm đáp ứng khẩu vị đa dạng của người tiêu dùng.

Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục duy trì và phát triển dự án mạnh mẽ hơn, mở rộng sang các sản phẩm truyền thống khác.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm TNTP Chủ Nhật. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Chủ Nhật. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Giới thiệu ẩm thực quê hương tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Họa sĩ lợn tài ba

Lợn mà cũng có buổi triển lãm tranh cá nhân, bạn có tin không? Hihi, trong lúc bạn còn đang ...

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Cộng đồng nhà lãnh đạo Montessori: Sứ mệnh “phụng sự trẻ thơ”

Sáng 18/11, tại trường quay S7, Tòa soạn Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ), sự kiện Ra mắt “MONLEADERS - Cộng đồng Nhà lãnh đạo Montessori Việt Nam” đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của rất nhiều thầy cô giáo và cả cộng đồng những người yêu Montessori.

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng giáo dục

Với mong muốn đưa đến cho các em học sinh những giờ học thiết thực, những phương pháp học tập hiệu quả, hiện đại; thời gian qua cô và trò trường tiểu học Cương Gián 2, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã không ngừng nỗ lực và hướng tới đưa công nghệ số đến gần với việc quản lý cũng như dạy học được nâng cao chất lượng.

Cô Tổng - Người vun đắp phong trào

Trong tâm trí của nhiều thế hệ học sinh, cô là người nghiêm khắc, luôn giữ nét mặt uy nghiêm; học sinh chỉ nghe tiếng bước chân của cô phía ngoài hành lang là cả lớp đã phải ngồi im không ai dám làm sai quy định.