"Ngày Tết quê em"

TNTP Thứ Tư
Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ S đều có những điểm đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền. Báo Đội đã kết nối với các bạn thiếu nhi để khám phá những nét văn hóa, ẩm thực ở nơi các bạn sống và điều gì làm nên vẻ đẹp của ngày Tết.

Lùng Thị Phương Thảo (lớp 8A, trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Nậm Mòn, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai):

Dịp Tết, người Mông chúng tớ thường mở những mâm cỗ ở ven đường để mời mọi người chung vui với gia đình hay nướng gà ăn cùng với nhau. Ngoài ra, mọi người cùng đi làm lễ Cấm rừng (Cúng rừng) vào ngày cuối cùng của tháng Giêng. Người Mông tin thần rừng là người bảo vệ thôn bản, giúp cho mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa, tránh được mọi thiên tai, dịch bệnh. Giống như người Kinh dưới xuôi, trong tháng Tết, người Mông có nhiều lễ hội lắm, kể đến như Lễ xuống đồng, Lễ Gầu Tào,… Đây đều là những hoạt động tập trung người dân trong bản với nhau cùng lao động và vui chơi.

Niềm vui lớn nhất của tớ trong ngày Tết là bố mẹ đi làm ăn xa trở về. Lúc này, cả nhà được quây quần, sum họp bên bếp lửa. Còn gì vui hơn trong những ngày Tết được ở bên gia đình. Tớ đặc biệt thích Lễ Gầu Tào, còn được biết đến là hội chơi núi mùa xuân. Lễ hội nhằm mục đích tạ ơn thần linh nhưng cũng có rất nhiều trò chơi truyền thống của người Mông như: Đánh yến, đánh cù, múa khèn, đấu võ… và nhiều trò chơi khác không thể kể hết. Trong ngày hội, tớ được gặp nhiều bạn cùng tuổi, tham gia các trò chơi rất là vui luôn nhé!

Lễ hội Gầu Tào đầy sắc màu của người Mông.

Mã Ngọc Ánh (trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn):

Ngày Tết của người Tày chúng tớ nếu nói về hoạt động ấn tượng, phải là hội Lồng Tồng, lễ hội lớn nhất trong năm. Trong hội có nhiều hoạt động văn hóa của dân tộc Tày như: Văn nghệ, hát then, hát lượn, hát cọi,… cùng các trò chơi dân gian là nét riêng của dân tộc tớ.

Ngoài ra, ẩm thực trong ngày Tết là bánh Pẻng Phạ (bánh trời) - một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết. Bánh được làm từ bột nếp, rượu trắng, chè mạn và ngâm với đường mía tan chảy. Trong mấy ngày Tết, người Tày cũng tổ chức nhảy sạp tại gia đình, hoạt động vui chơi này giúp cộng đồng người dân gắn kết với nhau hơn.

Tết đến, điều tớ thích nhất là được hát then và nghe hát then. Những ngày bình thường, người Tày cũng rất thích hát then. Tuy vậy, vào các ngày lễ, hát then trở nên sôi nổi hơn, trong cả gia đình và làng bản. Tiết lộ một bí mật nhỏ nhé, bố tớ là Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát then trong xã đấy, vậy nên tớ đã được dạy về loại hình âm nhạc truyền thống này ngay từ nhỏ. Nếu có cơ hội lên Bắc Kạn, các bạn nhớ một lần nghe hát then nhé!

Hát then là hoạt động văn hóa không thể thiếu của người Tày trong dịp Tết.

Đinh Thị Huy Thư (lớp 9A)Đinh Quốc Vương (lớp 8A, trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi):

Tết cổ truyền của người H’rê không thể thiếu các nghi thức lễ cúng. Ngày đầu tiên (Ngày lên lá), gia đình tổ chức cúng “Dọn nhà” là một nghi thức cúng được tổ chức vào lúc sáng sớm, cúng ngay cửa chính. Tất cả các thành viên trong gia đình đều phải có mặt để cùng tham dự. Lễ vật gồm một quả trứng gà sống, trầu, cau, rượu, thịt trâu, thịt heo,...

Ý nghĩa của việc cúng dọn nhà là xua đi những xấu xa, xui xẻo của năm cũ; báo tin với các thần linh cho gia đình tổ chức ăn Tết, đón năm mới; mời những người đã khuất, tổ tiên về ăn Tết; cầu mong sang năm mới gia đình có nhiều sức khỏe, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn” - Huy Thư chia sẻ.

Tớ thấy, phong tục ăn Tết của người H’rê khá giống người Kinh. Ngày đầu tiên, tớ cùng bố mẹ sẽ đi thăm ông bà. Vào những ngày tiếp theo, mọi người trong buôn làng đến thăm nhà nhau, ăn những món ăn ngon và uống rượu cần.

Quốc Vương cho biết: “Ẩm thực trong ngày Tết của người H’rê là những sản vật có sẵn tại địa phương như lá mì, cá niên, bánh tét với nhân vừng và đậu xanh, tôm sông muối chua, xà bần, thịt chuột rừng, thịt heo được chế biến thành nhiều món ăn mang hương vị dân tộc”.

Chúng tớ thích nhất được tham gia hoạt động vui chơi đêm 30 Tết. Vào ngày đó, buôn làng sẽ đốt một đống lửa lớn, mọi người sẽ cùng nhau đi quanh, múa hát chào mừng năm mới đến.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Tết TNTP Thứ Tư, số 17+21 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Thứ Tư. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Ngày Tết quê em" tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

"Phép màu" ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tổ chức đại nhạc hội Hoa Tháng Năm với chủ đề "Phép màu" tại Cung điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).

Ngôi trường 70 năm trao truyền tri thức "Vững trí tuệ, sáng ước mơ"

Sáng 19/11, Trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 70 năm truyền thống ngành Giáo dục Thủ đô, 70 năm thành lập trường; đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội, Cờ đơn vị xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

Cảm xúc của thầy cô về ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), một ngày đặc biệt của người cầm phấn. Trong mỗi "người lái đò" đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thầy cô trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhé!