Ngỡ ngàng tấm ảnh Trái đất tươi đẹp nhìn chẳng khác gì sao Hỏa cằn cỗi, chuyện gì đang xảy ra?

Thu Trà
Những hình ảnh vừa đươc công bố này cho thấy Trái đất của chúng ta đang bị tổn thương nghiêm trọng.

Trái đất và sao Hỏa luôn được coi là thái cực khác nhau. Theo đó, sao Hỏa là hành tinh khô hạn, nhiều bụi, có màu hơi đỏ, còn Trái đất là hành tinh xanh, nơi sự sống ngự trị và có vẻ đẹp bậc nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta. Mặc dù Sao Hỏa có kích thước và khối lượng nhỏ hơn đáng kể so với Trái Đất, nhưng những đặc điểm về địa chất và cấu tạo hành tinh giữa hai hành tinh lại giống nhau đến ngỡ ngàng. Với nhiều điểm tương đồng sau đây, các nhà khoa học tin rằng có thể đưa con người đến hành tinh đỏ sinh sống trong tương lai xa. 

Mới đây, một hình ảnh được Cơ quan Vũ trụ Châu  Âu (ESA) công bố mới đây cho thấy Trái đất trông rất giống sao Hỏa khi nhìn từ một góc độ nhất định. 

Ngỡ ngàng tấm ảnh Trái đất tươi đẹp nhìn chẳng khác gì sao Hỏa cằn cỗi, chuyện gì đang xảy ra? - Ảnh 4
Trái đất trông giống sao Hỏa trong một số bức ảnh do phi hành gia chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: ESA/NASA.

"Không có một đám mây nào trong tầm mắt. Chỉ còn lại những màu đỏ của hoàng thổ trải dài đến chân trời. Đây giống như cái cách mà tàu thăm dò Perseverance nhìn thấy sao Hỏa" - nhà du hành vũ trụ Thomas Pesquet - cũng là chủ nhân của bức ảnh chia sẻ. 

Những tấm ảnh này là bằng chứng này khiến chúng ta phần nào cảm nhận được mối lo ngại của biến đổi khí hậu mà Trái đất đang phải đối mặt, cụ thể ở đây là tình trạng sa mạc hóa. Sa mạc hóa hay hoang mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu. Khuynh hướng sa mạc hóa gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới.

Ngỡ ngàng tấm ảnh Trái đất tươi đẹp nhìn chẳng khác gì sao Hỏa cằn cỗi, chuyện gì đang xảy ra? - Ảnh 1
So sánh bề mặt sao Hỏa và Trái đất khi nhìn từ vệ tinh. Ảnh: ESA/NASA.

Trong các nguyên nhân gây ra nạn sa mạc hóa, phần lớn là do tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay. Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khai giếng, tăng độ mặn của đất và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên Trái đất.

Mặc dù những vùng khô cằn vẫn có thể canh tác được, nhưng đất khô của hoang mạc dễ bị gió biến thành bụi. Ngoài ra, còn xảy ra tình trạng thiếu bóng rợp, nước trong lòng đất mau bốc hơi, lưu lại chất muối làm tăng độ mặn của đất. Quá trình này làm đất thêm cằn cỗi, cây cỏ không mọc được và tốc độ suy thoái càng nhanh khi khí hậu trong vùng bị biến đổi với lượng mưa càng ít đi.

Hiện Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về phòng - chống sa mạc hóa nhằm nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư. Để giải quyết tình trạng này, giải pháp hiệu quả nhất là trồng rừng khôi phục lại diện tích bị tàn phá. Chương trình Mục tiêu quốc gia hành động chống sa mạc hóa được chính thức ban hành từ năm 2006.

Thực tế cho thấy, việc thực hiện mục tiêu này mất khá nhiều thời gian, công sức và gặp không ít khó khăn. Nhận thức của người dân chưa cao, chính sách ưu đãi của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương chưa đủ hấp dẫn để kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế… Vì vậy, chương trình chống sa mạc hóa rất cần sự chung sức của cả cộng đồng.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Con đi trải nghiệm, phụ huynh: Người vui, người tủi, người lo lắng

Theo chia sẻ của các phụ huynh, hoạt động trải nghiệm, về cơ bản đều mang đến những khám phá mới mẻ, thú vị, bổ ích, niềm vui cho con. Tuy nhiên, việc những hoạt động này liệu đã thực sự đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT, nhận được sự đồng thuận của các phụ huynh và đã thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia hay chưa thì còn nhiều câu hỏi cần phải giải đáp.

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh có đang đi chệch quỹ đạo?

Môn học Hoạt động trải nghiệm đã đi vào giảng dạy chính thức tại các cấp học trên toàn quốc từ năm học 2020-2021 với ý nghĩa tốt đẹp là giáo dục nhân cách, kĩ năng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vậy nhưng, trong quá trình giảng dạy đã nảy sinh những bất cập.