Người bà 92 tuổi ở Tokyo chứng minh rằng học tiếng Anh không bao giờ là quá muộn

Nguyễn Phương Linh (Dịch)
Bà Setsuko Takamizawa quyết tâm chứng minh rằng sẽ không bao giờ là quá muộn để có thể học thêm một ngôn ngữ mới khi bà đã đặt ra mục tiêu phải chinh phục được tiếng Anh trước Thế vận hội Tokyo.

Khi Nhật Bản tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 1964, bà Takamizawa quá bận rộn khi phải chăm sóc gia đình nên không có thời gian chú ý nhiều đến các sự kiện và cũng không có cơ hội để tới những nơi như vậy.

 Bà Setsuko Takamizawa rất chăm chỉ học tiếng Anh để có thể tham gia tình nguyện tại Thế vận hội Olympic 2020 (Ảnh: cbc.ca)

Khi Thế vận hội Olympic Tokyo diễn ra vào tháng 7 năm sau bà Setsuko Takamizawa sẽ được 92 tuổi. Lần này, bà muốn bắt đầu thực hiện mong muốn trở thành một tình nguyện viên cho sự kiện tới.

Bà là một trong số hơn 200.000 người đăng ký làm tình nguyện viên cho Thế vận hội và Paralympic, hy vọng sẽ giúp đỡ công tác tổ chức và hướng dẫn cho hàng ngàn du khách trên toàn thành phố Tokyo.

Bằng cấp tiếng Anh không bắt buộc, mà khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh là một kỹ năng quan trọng ban tổ chức đang cần vì vậy bà Takamizawa mong muốn có thể nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình.

“Khi tôi còn là học sinh năm nhất tại một trường trung học nữ sinh, Thế chiến thứ II đã nổ ra”, bà Takamizawa bắt đầu giải thích về định kiến của người Nhật đối với tiếng Anh. “Vì vậy tới năm thứ 2 tôi đi học, tiếng Anh đã bị cấm vì đó là ngôn ngữ của kẻ địch.”

Takamizawa cho biết các cháu của bà đã thuyết phục bà rằng bà không hề quá già để có thể học thêm một ngôn ngữ mới.

“Tôi chưa nói tiếng Anh bao giờ cả nên tôi nghĩ tôi rất mong muốn mình có thể nói tiếng Anh”, bà Tak Takizizawa nói khi đến thăm sân vận động Olympic đang được xây dựng ở Tokyo. Khi tôi nói chuyện với các cháu của mình về điều ước của tôi, họ nói, "Chuyện này không hề quá muộn. Chúng con sẽ dạy bà mỗi ngày một từ. Đó sẽ là một thử thách hữu ích cho bà”. Và đấy là lúc mọi thứ bắt đầu.

Theo ban tổ chức, số người nộp đơn trên 80 tuổi có tỷ lệ dưới 1 phần trăm. Tuy nhiên, bà Takizizawa hiểu rằng sự mới lạ sẽ không phải là tất cả và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh sẽ giúp bà nhanh chóng đạt được mục tiêu chính mà bà mong muốn. Đó là bà muốn chia sẻ những câu chuyện của mình với mọi người từ khắp nơi trên thế giới.

"Khi tôi dạy bà từ "world" (thế giới), bà ngoại nói: “Đó là những gì bà muốn biết, bà muốn biết về thế giới”" cháu gái của bà, Cô Natsuko, kể.

Cô Natsuko có thể nói tiếng Anh tốt và là giáo viên chính của bà. “Những gì tôi muốn không chỉ là một cơ hội có thể nói tiếng Anh mà tôi còn muốn gặp gỡ nhiều người với các nền văn hóa và giá trị khác nhau bằng cách sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp, bà nói."Điều này sẽ tuyệt lắm đây."

Theo Chỉ số thông thạo tiếng Anh của EF, Nhật Bản đứng thứ 49 trong số các quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ đầu tiên, dưới Chile, Belarus và Hàn Quốc. Điều này đang dần tiến triển tích cực khi thế hệ trẻ ai cũng có vốn tiếng Anh và tiếng Anh được dạy trong các trường học từ khi còn rất nhỏ.

Tuy nhiên, bà Takamizawa cho rằng sự thay đổi thực sự sẽ không xảy ra trừ khi người dân Nhật Bản trở nên cởi mở hơn với phần thế giới hơn.

“Chỉ có một số ít hay một số cực nhỏ những người có thể nói tiếng Anh hoặc quan tâm đến thế giới”, bà nói về người Nhật.

“Tuy nhiên, họ phải tìm cách bước ra khỏi đất nước. Chúng ta nên sống và hành động không chỉ với tư cách là một người Nhật Bản mà còn là một trong những thành viên của thế giới cùng chung sống trên Trái đất.”

 

Đoạn tin nhắn học tiếng Anh giữa hai bà cháu. (Ảnh: Japantimes.co.jp)

Vào mỗi buổi sáng,  Cô Natsuko gửi cho bà của mình một từ tiếng Anh mới để học trên điện thoại của mình và hai bà cháu cũng thường xuyên ngồi lại với nhau để cùng luyện tập với nhau những cụm từ quan trọng mà bà Takamizawa sẽ cần đến Thế vận hội.

“Chào mừng bạn đến với Tokyo, đây là sân vận động Olympic, tôi có thể giúp gì được cho bạn?” một câu nói hết sức trôi chảy được bà Takamizawa tự tin tươi cười thể hiện khi được hỏi những từ tiếng Anh mà bà ấy đã học.

 

Bà Takizizawa và cháu gái (Ảnh: mag.elcomercio.pe)

Đối với cháu gái của bà, sự ham học hỏi đối với bà là niềm hạnh phúc đích thực. “Ý định của tôi là muốn mang đến cho bà niềm vui ở tuổi 90”, cô Nats Natsuko nói. “Đối với tôi, hạnh phúc đơn giản chỉ là nói chuyện với bà và chờ đợi câu trả lời từ bà, (đó không chỉ là vì) ngưỡng mộ sự cố gắng không ngừng của bà hoặc mong muốn đóng góp của bà cho Thế vận hội Olympic. Hiện tại tôi rất vui. Tôi có thể thấy rõ rằng tiếng Anh của bà ngày càng tốt hơn.”

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Người bà 92 tuổi ở Tokyo chứng minh rằng học tiếng Anh không bao giờ là quá muộn tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc

Sáng ngày 16/8, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (TP. Hải Phòng), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc với sự góp mặt 272 gương mặt thí sinh ưu tú.

Thiếu nhi Thái Nguyên hướng về biển, đảo Tổ quốc

Năm 2024 là năm thiếu nhi cả nước hào hứng đón chờ nhiều hoạt động để kỷ niệm các ngày lễ lớn và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như: kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/52024), kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).