Người dưới 14 tuổi cũng có thể làm thẻ căn cước theo Luật Căn cước mới

Theo Luật Căn cước, người dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo nhu cầu; Thẻ căn cước sẽ bỏ trường thông tin quê quán, vân tay...

Sáng 27/11, với 431/468 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 Điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Toàn cảnh phiên họp sáng nay (27/11)
Toàn cảnh phiên họp sáng ngày 27/11 thông qua Luật Căn cước

Theo đó, tại Điều 18 Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước bao gồm: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; Dòng chữ “CĂN CƯỚC”; Ảnh khuôn mặt; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh; Quốc tịch; Nơi cư trú; Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; Nơi cấp: Bộ Công an.

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm: Thông tin nhận dạng, thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt (phần hình tròn trong mắt), ADN, giọng nói, nghề nghiệp và một số thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Không còn quê quán và vân tay trên thẻ căn cước
Không còn quê quán và vân tay trên thẻ căn cước

Như vậy, so với thẻ CCCD thì thẻ căn cước sẽ bỏ trường thông tin quê quán và vân tay của công dân. Thay vào đó, quê quán sẽ được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước. Vân tay sẽ được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Đồng thời, thay vì chỉ cấp căn cước cho công dân trên 14 tuổi theo quy định tại Luật Căn cước công dân 2014 hiện hành thì nay Luật Căn cước quy định người dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo nhu cầu (Điều 19 Người được cấp thẻ căn cước).

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Người dưới 14 tuổi cũng có thể làm thẻ căn cước theo Luật Căn cước mới tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: "Nghị quyết của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em thấy như là Nghị quyết phiên họp thật của Quốc hội"

Sáng qua (29/9), tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" năm 2024, gửi gắm nhiều kỳ vọng và thông điệp quan trọng về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Báo TNTP&NĐ trân trọng giới thiệu toàn văn.

Bạo lực học đường, thuốc lá điện tử làm "nóng" nghị trường Quốc hội trẻ em

Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng (Tòa nhà Quốc hội), T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội T.Ư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các bộ, ban ngành liên quan tổ chức Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II năm 2024.