Nhà tuyển dụng hỏi: "7 + 2 + 5 bằng mấy?" - Tưởng rất dễ nhưng chỉ 1 ứng viên trả lời đúng

Minh Hồng
Phép Toán Tiểu học bất ngờ xuất hiện trong buổi phỏng vấn nhưng cách giải không hề đơn giản, chỉ có 1 ứng viên trả lời đúng.

Không ít lần, dân mạng dở khóc dở cười khi đọc 1001 tình huống phỏng vấn kỳ lạ được các ứng viên chia sẻ lại. Có thể thấy, ngày nay, để thử thách người tài, doanh nghiệp không còn đi theo "lối mòn", chỉ hỏi những câu liên quan tới chuyên môn mà đã đổi mới phương thức tuyển dụng, đưa ra nhiều hơn câu hỏi tư duy để kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề, sắp xếp công việc,... của ứng viên.

Câu chuyện về chàng sinh viên mới đây là một ví dụ. Theo đó, Lý Quân là cựu sinh viên một trường đại học nổi tiếng ở Trung Quốc, sở hữu thành tích học tập nổi trội. Anh thường xuyên đứng đầu lớp nhờ dành phần lớn thời gian để trau dồi bản thân.

Nhà tuyển dụng hỏi:

Sau khi tốt nghiệp, Lý Quân được một công ty đánh tiếng, gửi lời mời phỏng vấn. Dù sở hữu thành tích học tập tốt nhưng chàng sinh viên không giấu được lo lắng, hồi hộp vì trước giờ chỉ biết vùi đầu vào sách vở mà ít tìm kiếm kinh nghiệm làm việc thực tiễn. 

Cùng với Lý Quân, 2 ứng viên khác cũng tham gia buổi phỏng vấn. Sau những câu hỏi liên quan tới vấn đề chuyên môn, nhà tuyển dụng đặt cho cả 3 câu hỏi như sau: "Giả sử 5 + 3 + 2 = 151022; 9 + 2 + 4 = 183652; Vậy thì sao 7 + 2 + 5 bằng bao nhiêu?"

Thời gian suy nghĩ cho mỗi ứng viên là 1 phút. Câu đố mẹo với loạt con số khiến ứng viên đầu tiên đã phải bó tay và cho biết mình không thể giải quyết câu hỏi này.

Nhà tuyển dụng tỏ ý thất vọng, quay sang người số 2. Người này nói: "Không phải 7 + 2 + 5 bằng 14 sao? Tại sao nó rắc rối như vậy?".

Nhà tuyển dụng hỏi:

Nếu đơn giản như vậy, chắc chắn câu đố này sẽ không xuất hiện trong buổi phỏng vấn, thế nên đáp án của ứng viên số 2 không thỏa mãn nhà tuyển dụng. Là người cuối cùng, Lý Quân bình tĩnh đưa ra cách giải quyết như sau:

Xét phép tính 5 + 3 + 2 = 151022

Thực hiện phép nhân hai số đầu tiên, ta có: 5 x 3 = 15

Tiếp tục nhân số thứ nhất và số thứ 3, ta có: 5 x 2 = 10

Lấy 2 kết quả này cộng lại và trừ đi số ở giữa của phép tính ban đầu, ta có: 15 + 10 - 3 = 22

Kết hợp kết quả của 3 phép tính trên, ta có số: 151022

Theo quy luật này, ta có 7 x 2 = 14

7 x 5 = 35

14 + 35 - 2 = 47

Như vậy 7 + 2 + 5 = 143547.

Câu trả lời thể hiện IQ cao của Lý Quân khiến nhà tuyển dụng vô cùng bất ngờ. Cuối cùng, anh là người duy nhất được chọn ở lại công ty làm việc. Thế mới thấy, ở các buổi phỏng vấn, ngoài thể hiện năng lực chuyên môn, bạn phải cho người ta thấy sự khác biệt về tư duy của mình.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nhà tuyển dụng hỏi: "7 + 2 + 5 bằng mấy?" - Tưởng rất dễ nhưng chỉ 1 ứng viên trả lời đúng tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Teen học quản lý tài chính cá nhân

Đối với thiếu niên, tương lai của thế giới, cách các teen quản lý tiền, sử dụng tiền và kiếm tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ hạnh phúc sau này, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của thế giới.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.