"Nhà văn nhí" Đoàn Lữ Thụy Phương

Cún Bông Chăm Học
“Nhà văn nhí” Đoàn Lữ Thụy Phương, học sinh lớp 6A11, trường THCS Chu Văn An, quận Ba Đình, Hà Nội vừa ra mắt cuốn sách “Bố con Cà khịa và những bức thư”. Điều thú vị là trước khi được in thành sách, tập bản thảo đã được Hội đồng giám khảo giải Dế Mèn 2023 trao Tặng thưởng. Cùng năm 2023, Thụy Phương là thí sinh nhỏ tuổi nhất giành giải Cây bút triển vọng cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 52.

Mới đây, “nhà văn nhí” (tên thân mật là Kẹo) đã có cuộc gặp gỡ, giao lưu ra mắt sách với các thành viên CLB Văn học trường THCS Chu Văn An và các bạn yêu thích văn chương tại Thủ đô. Hãy nghe “nhà văn nhí” bật mí nhé!

Tác giả nhí Thụy Phương với gương mặt sáng, thông minh và nụ cười tươi rói.

PV: Kẹo viết truyện từ khi nào? Cuốn sách “Bố con Cà khịa và những bức thư”, Kẹo viết trong thời gian bao lâu?

Thụy Phương: Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã làm xáo trộn cuộc sống của mọi gia đình. Nhà Kẹo cũng vậy. Bố mẹ và Kẹo đều ở nhà làm việc và học tập trực tuyến. Những lúc rảnh, bố hay “cà khịa” với hai mẹ con. Thế là Kẹo nảy ra ý tưởng ghi lại những điều bất ngờ, hài hước trong gia đình một cách chân thực nhất. Kẹo viết trong 2 năm mới hoàn thành tập bản thảo.

PV: Kẹo đã “bóc mẽ” những “tật xấu” của bố mẹ trong sách. Thái độ của bố mẹ thế nào?

Thụy Phương: Khi biết bị con gái “bóc mẽ”, bố mẹ không bực mình mà rất hào hứng. Thậm chí bố còn “cà khịa” nhiều hơn để giúp Kẹo có ý tưởng viết truyện. Lúc viết, Kẹo phát hiện nhiều điều thú vị trong cuộc sống gia đình. Mỗi người đều có tính cách và sở thích riêng nhưng luôn hài hòa và tôn trọng nhau. Dù bố hay “cà khịa” và mẹ thích hoàn hảo nhưng cả hai đều dành trọn tình thương yêu và sự quan tâm khiến mỗi ngày của Kẹo đều lấp lánh bởi những điều đáng yêu và thú vị.

Cô Thái Thanh, phụ trách CLB Văn học trường THCS Chu Văn An và các thành viên CLB đến dự buổi ra mắt sách của Thụy Phương.

PV: Tại sao Kẹo lại lấy tên cuốn sách là “Bố con Cà khịa và những bức thư”?

Thụy Phương: Cuốn sách được chia làm 2 phần: Phần đầu về thế giới thực tại với 20 truyện. Kẹo kể về cuộc sống của gia đình và những người xung quanh. Mỗi người được Kẹo vẽ bằng một bức chân dung sinh động, trong đó đậm nét hơn cả là chân dung ông bố Cà khịa.

Phần tiếp nối là thế giới tưởng tượng của Kẹo với 9 bức thư từ những người bạn đặc biệt. Đó là đôi dép cũ, cây cọ, chiếc bút, thậm chí cái bánh bao vừa ăn hôm qua... Những người bạn đó kể cho Kẹo nghe về bản thân mình và thế giới của các bạn ấy. Thế giới đó cũng ở trong thế giới của Kẹo nhưng ít được chú ý, và bị quên lãng…

Giọng đọc trong trẻo, truyền cảm của Thụy Phương rất thu hút người nghe.

PV: Kẹo gửi gắm thông điệp gì trong cuốn sách đầu tay dễ thương này?

Thụy Phương: Cuộc sống của hai gia đình ở chung, những cuộc trò chuyện cùng bố mẹ, cô chú và các sinh vật nhỏ đã cho Kẹo thật nhiều cảm hứng để ghi lại trong cuốn sách nhỏ đầu tay của mình. Kẹo luôn muốn lắng nghe và ngắm nhìn cuộc sống quanh mình. Đó là một thế giới với những cuốn sách cũ, đôi dép nhỏ, những mầm cây nhú lên xanh mướt... Có rất nhiều điều sinh động cần khám phá vậy mà đôi khi Kẹo đã lướt qua…

PV: Cảm ơn bạn Kẹo về cuộc giao lưu thú vị và hữu ích. Chúc nhà văn nhí sớm có thêm những tác phẩm mới thật ấn tượng!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Nhà văn nhí" Đoàn Lữ Thụy Phương tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Cô Tổng - Người vun đắp phong trào

Trong tâm trí của nhiều thế hệ học sinh, cô là người nghiêm khắc, luôn giữ nét mặt uy nghiêm; học sinh chỉ nghe tiếng bước chân của cô phía ngoài hành lang là cả lớp đã phải ngồi im không ai dám làm sai quy định.

Số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn

Đoàn xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) vừa thực hiện số hóa các di tích Trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng).