Nhật ký Sài Gòn mùa “nhớ” của sinh viên: "Không khí ảm đạm, ai ở phòng đó, thỉnh thoảng giúp đỡ qua lại..."

Thu Trà
Cuộc sống của một sinh viên tại phòng trọ sẽ diễn biến như thế nào khi "mắc kẹt" lại Sài Gòn suốt 3 tháng qua, và sẽ... thêm 1 tháng nữa?

"Không khí ảm đạm, ai ở phòng đó, thỉnh thoảng giúp đỡ qua lại..." 

K.O. - một nữ sinh viên năm cuối hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại khu Đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Chia sẻ với VieZ, K.O. cho biết bạn đã "mắc kẹt" lại Sài Gòn khoảng hơn 2 tháng nay. Dù gia đình gọi về nhà rất nhiều nhưng bạn vẫn ở lại vì nỗi lo sẽ trở thành nguồn lây nhiễm cho gia đình và địa phương của mình. 

Nhật ký Sài Gòn mùa “nhớ” của sv:
Một trong những dãy nhà trọ tại Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM với phần lớn sinh viên cư trú

K.O. cho biết: "Trước đây xóm trọ mình đông vui lắm, đặc biệt là mỗi buổi tối khi tất cả đều đi làm về, mọi người thường tập trung nói chuyện, đùa giỡn, nướng thịt,... Còn hiện tại chỉ tầm 12 phòng bị kẹt lại Sài Gòn, họ cũng không đi làm được nên không khí cũng ảm đạm hơn, ai ở phòng đó vì hạn chế tiếp xúc". 

Những dãy nhà trọ san sát nhau, nhưng đều trong tình trạng "khóa cửa cài then" một cách ảm đạm. Dẫu vậy, tuy phòng ai nấy ở nhưng khi có gì đó "ngon ngon" đều chia sẻ cho nhau mỗi người một ít. "Chủ nhà trọ mình dễ thương lắm, cô chú không chỉ giảm tiền phòng cho mọi người mà còn hay tặng gạo, trứng và cả rau củ quả,... Mấy bạn 'phòng hàng xóm' thì cũng hay hỏi thăm, giúp đỡ nhau khi cần". 

Nhật ký Sài Gòn mùa “nhớ” của sv:
Dãy nhà trọ dài và chật hẹp chỉ đủ một xe chạy ra vào, đây là một "mô tuýp" chung của những khu nhà trò tại Sài Gòn.

K.O cho biết, dãy phòng trọ này đa số là sinh viên và người mới đi làm, hiện tại đều đang tạm nghỉ vì dịch. Tất cả đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn, có bạn chỉ biết ăn khô cả tuần, rồi mì gói triền miên,... Nhưng ai nấy cũng vui vẻ, lạc quan và tích cực để cùng nhau vượt qua mùa dịch khó khăn này. 

Nhật ký Sài Gòn mùa “nhớ” của sv:
Dù mắc kẹt lại Sài Gòn nhưng K.O vẫn luôn có những bữa ăn chất lượng 
Nhật ký Sài Gòn mùa “nhớ” của sv:
Ba mẹ gửi đồ ăn từ dưới quê lên để cứu trợ mùa dịch từ đợt giãn cách đầu tiên 

May mắn hơn nhiều bạn sinh viên khác, dù mắc kẹt lại Sài Gòn nhưng K.O vẫn có công việc để làm qua hình thức Work From Home mùa dịch. Chia sẻ với VieZ, cô bạn cho hay: "Hiện tại chi phí sinh hoạt của mình là do mình tự lo lấy, ba mẹ cũng hay hỏi mình có đủ tiền xài không? Nhưng mình thì vẫn đủ sức để tự lo cho mình được, để ba mẹ đỡ vất vả.

"Ba mẹ mình, tính ra cưng chiều mình lắm ấy chứ. Trước đợt giãn cách đầu tiên ba mẹ có gửi mình thực phẩm như khô, thịt, cá, rau,… đủ để mình ở trọ mà không cần ra đường. Mình cũng san sẻ được một ít cho mọi người ở đây nữa" - K.O. chia sẻ. 

Nhật ký Sài Gòn mùa “nhớ” của sv:
K.O. may mắn vẫn duy trì được công việc trong mùa dịch qua hình thức Work From Home và tự tạo ra thu nhập để trang trải cuộc sống mùa dịch 

Chỉ có tích cực mới giúp chúng ta vượt qua giai đoạn khó khăn này 

K.O vốn là một người trẻ năng động với đôi chân cuồng xê dịch và thích đi đây đó, thậm chí là trong công việc hay học tập cô bạn cũng chọn ra quán cà phê, trà sữa để ngồi hơn là "giam mình" trong bốn bức tường tại căn trọ nhỏ. 

"Mấy ngày đầu Work From Home, mình như muốn phát điên lên vì bức bối và ngột ngạt. Khoảng 1 tuần sau đó mình mới bắt đầu quen với guồng sống này và tìm cách làm quen với điều đó. Rồi mình chợt nhận ra, làm việc ở nhà cũng có nhiều điều thú vị. 

Nhật ký Sài Gòn mùa “nhớ” của sv:
Khung cửa sổ duy nhất tại phòng trọ 

Mình thì không thích sự rảnh rỗi lắm, một ngày ở nhà mình còn làm nhiều hơn so với ở công ty. Buổi sáng thì mình dậy lúc 7h nấu đồ ăn sáng. Sau đó thì làm việc, chuẩn bị đồ ăn trưa. Rồi nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc đến chiều thì ăn xế. Sau đó chuẩn bị đồ ăn tối. Làm việc xong thì mình tắm rửa, nghỉ ngơi, ăn uống. Đặc biệt mùa dịch này mình tập thói quen đọc sách và tập thể dục để nâng cao kiến thức và sức khỏe.

Đặc biệt vào thứ 7, chủ nhật mình không làm việc thì mình với bạn cùng phòng "set up" lại mọi thứ để có background chụp hình tại nhà. Hoặc nấu trà sữa, làm trân trâu,…. Nói chung tụi mình luôn kiếm việc để làm cho cuộc sống luôn mới mẻ và vui vẻ" - K.O. tâm sự. 

Nhật ký Sài Gòn mùa “nhớ” của sv:
Căn phòng nhỏ với nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh

K.O cho biết, một ngày cô bạn gọi về cho ba mẹ từ 1-2 cuộc gọi video để ba mẹ bớt lo lắng về cuộc sống của mình tại Sài Gòn. Có lẽ, ngoài căn trọ ra thì gia đình chính là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của nhiều bạn sinh viên "đơn thân" tại Sài Gòn lúc này. 

Theo: Viezone.vn

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bé vui hội dân gian

Với mong muốn gắn kết trẻ em với những nét đẹp văn hóa truyền thống, trường Mầm non Đại ...

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Vui cùng sân chơi "Đọc và làm theo báo Đội"

Hưởng ứng phong trào “Đọc và làm theo báo Đội” năm học 2022-2023, nhiều hoạt động rất ý nghĩa và bổ ích nhằm khuyến khích các bạn học sinh đọc, học tập và làm theo báo Đội đã được tổ chức tại trường Tiểu học Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội).

Giới thiệu bộ tem “Cáp treo hiện đại”

Ngày 22/4/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Cáp treo hiện đại” gồm 03 mẫu tem (khuôn khổ 26mm x 66mm) và 01 blốc (khuôn khổ 70mm x 100mm) có giá mặt lần lượt 4.000đ, 6.000đ, 8.000đ và 15.000đ. Bộ tem được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 22/4/2023 đến ngày 31/12/2024.

Gần 200 kỳ thủ tham gia Giải Cờ Vua Thiếu Nhi Đà Nẵng Mở Rộng Năm 2023

Ngày 23/4, Cung Thiếu Nhi Đà Nẵng đã tổ chức Giải Cờ Vua Thiếu Nhi Đà Nẵng Mở Rộng Năm 2023 với sự góp mặt của gần 200 kỳ thủ nhí đến từ các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn TP Đà Nẵng. Đặc biệt có sự góp mặt của hai câu lạc bộ cơ vua đến từ tỉnh Quảng Nam và Tỉnh Thừa Thiên Huế cùng về đây tham dự.