Những điểm chung của trẻ học ngoại ngữ giỏi

Phan Thoa
Nhiều khảo sát cho thấy, điểm chung dễ nhận thấy đầu tiên ở những trẻ học tốt ngoại ngữ đó là thường được bố mẹ cho tiếp cận với ngoại ngữ từ rất sớm.

Đời sống pháp luật cho biết, chiều 11/11, chuyên cơ Air Force One chở Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Sau khi nhận được bó hoa, Tổng thống Mỹ bất ngờ tặng lại cho một cậu bé đeo kính trong đoàn học sinh Việt Nam ra đón.

Cậu bạn may mắn này là Nguyễn Như Khôi (11 tuổi, học sinh Trường THCS Chu Văn An, Hà Nội).

Nguyễn Như Khôi tâm sự em học tiếng Anh từ khi 3 tuổi và hiện tại có thể nói được 4 thứ tiếng. Ước mơ của Khôi là được làm việc trong ngành ngoại giao.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học ngoại ngữ thật sự tốt cho não bộ, đặc biệt với trẻ em. Việc được học và giao tiếp cả hai thứ tiếng, dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác giúp não của bé được "tập thể dục" và gia tăng sự linh hoạt của hệ thần kinh. Cũng nhờ đó, các bé biết ngoại ngữ hình thành khả năng lọc các thông tin bị nhiễu, tăng khả năng tiếp thu và xử lý được lượng lớn kiến thức mới.

Bạn thường ngạc nhiên khi phát hiện trẻ con có thể hát lại gần như trọn vẹn một bài hát tiếng nước ngoài chỉ sau vài lần xem TV dù không hề biết chữ? Ở giai đoạn này, trẻ giỏi bắt chước ngữ điệu, ngữ âm được nghe thấy hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy, khi được hướng dẫn đúng cách, các em sẽ có khả năng nghe và nói tiếng Anh tự nhiên theo âm điệu bản ngữ dễ dàng hơn.

Theo tri thức trực tuyến, não bộ của trẻ được ví như miếng bọt biển, có tác dụng hút các thông tin xung quanh cuộc sống, kể cả ngoại ngữ. PGS. TS Trần Thị Thu Mai - Phó trưởng khoa tâm lý giáo dục, Đại học Sư Phạm TP.HCM cho biết: “Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, 4-5 tuổi là thời điểm lý tưởng để học Anh ngữ".

Bà nhấn mạnh: "Nếu trẻ được tạo điều kiện học ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ sẽ phát huy tốt khả năng ngôn ngữ và tư duy logic khi trưởng thành”.

Ở độ tuổi nhỏ, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm giúp trẻ dễ dàng thẩm thấu và bắt chước nhiều cách phát âm khác nhau. Đó là lý do chúng ta thường thấy các em nhỏ khi xem những bộ phim hoạt hình nước ngoài có khả năng ghi nhớ và nhại lại cách phát âm của các nhân vật trên phim rất chuẩn xác. 

Dân trí cho hay, nhiều khảo sát cho thấy, điểm chung dễ nhận thấy đầu tiên ở những trẻ học tốt ngoại ngữ đó là thường được bố mẹ cho tiếp cận với ngoại ngữ từ rất sớm. Thực tế, có nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên cho trẻ tiếp cận với ngôn ngữ thứ hai trước khi trẻ nói thạo tiếng mẹ đẻ hay không? Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng: Nếu có điều kiện, hãy cho trẻ học ngoại ngữ từ sớm nhất có thể.

Nhận định về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm, cho biết, độ tuổi thích hợp nhất để trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ là độ tuổi mẫu giáo. Tốt nhất nên kích hoạt sớm tiềm năng của trẻ trước 6 tuổi.

Theo bác sĩ, nhà giáo dục người Ý, Maria Montessori, trong giai đoạn 0-6 tuổi, trẻ có thể tiếp thu hai hay nhiều hơn hai ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ một cách dễ dàng, miễn là trẻ được sống trong môi trường mà các ngôn ngữ đó được sử dụng. Quan điểm này thực tế đã được nhiều gia đình tại Việt Nam áp dụng và đạt được nhiều hiệu quả vượt trên sự mong đợi.

Cũng theo TS Nguyễn Minh Đức, một điểm chung thường thấy nữa ở đa số trẻ học tốt ngoại ngữ đó là bố mẹ các bé luôn kiên trì đồng hành cùng con.

Và một trong những bố mẹ “chịu khó” đồng hành với con nhất, phải kể tới chị Phan Hồ Điệp mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam. Trong một lần chia sẻ kinh nghiệm với các phụ huynh, chị có kể rằng thời gian đầu khi mới đưa con đi học, trong suốt 3 tháng đầu tiên, ngày nào chị cũng đứng ở 1 góc bên ngoài phòng học và xem xem cô giáo dạy gì, chơi gì để về áp dụng ở nhà cho con. Và có thể thấy rằng thành công của Nhật Nam đến thời điểm hiện tại chính là câu trả lời chính xác nhất cho sự bền bỉ “đồng hành cùng con” của mẹ Nam.

Vì thế, nếu bố mẹ biết tiếng anh thì tuỳ theo trình độ của con bố mẹ hãy sử dụng tiếng anh với con thường xuyên trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ nếu con mới học thì nói với con là “Đưa cho mẹ book” “Con có drink water không”, “Let’s go home”…để giúp con nhớ và biết cách vận dụng từ/cụm từ/câu trong những tình huống thực tế.

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng đồng hành cùng con nghĩa là phải biết tiếng anh để dạy con. Nhưng thực tế không phải vậy, không cần biết tiếng anh bố mẹ cũng vẫn có thể đồng hành rất tốt cùng con nếu dành thời gian ngồi học cùng con mỗi ngày bằng cách cùng con xem các bài hát, bài học trên internet hay trên các ứng dụng học tiếng anh phổ biến (chỉ cần 10-15 phút mỗi ngày). Hay nói chuyện với con để con hiểu được tầm quan trọng của việc biết tiếng anh để con cảm thấy động lực học tốt hơn... Khi ngồi học cùng con bố mẹ hãy cổ vũ, động viên con bằng cách khen ngợi con: “Bố thấy con nói tốt hơn hôm trước rồi đấy” , “Biết thêm từ mới, con có vui không”, “Hôm nay con đã tập trung học rất tốt, mẹ rất tự hào về con”…Việc bố mẹ khuyến khích con như vậy có ý nghĩa rất lớn và giúp trẻ thấy hứng thú hơn và tiếp thu tốt hơn.

Duy Minh (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những điểm chung của trẻ học ngoại ngữ giỏi tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc

Sáng ngày 16/8, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (TP. Hải Phòng), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc với sự góp mặt 272 gương mặt thí sinh ưu tú.

Thiếu nhi Thái Nguyên hướng về biển, đảo Tổ quốc

Năm 2024 là năm thiếu nhi cả nước hào hứng đón chờ nhiều hoạt động để kỷ niệm các ngày lễ lớn và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như: kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/52024), kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).