Những điểm tương đồng giữa trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam và Ấn Độ

Thạch Lam
Trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam và Ấn Độ đều thể hiện sự duyên dáng, bản sắc văn hóa dân tộc cũng là "mã định danh" của người phụ nữ nước đó.

Trong buổi tọa đàm "Bảo tồn văn hóa truyền thống trang phục truyền thống phụ nữ Việt Nam - Ấn Độ" diễn ra ngày 18/10 tại Hà Nội, bà Manu Verma - phu nhân Đại sứ Ấn Độ đã có những chia sẻ về trang phục truyền thống của đất nước mình. Đồng thời đưa ra những điểm tương đồng trong trang phục saree Ấn Độ và áo dài Việt Nam.

"Cách trang trí họa tiết, hoa văn trên áo và khăn của phụ nữ Việt Nam rất độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa bản địa. Điểm này khá giống với trang phục Ấn Độ, nhất là ở vùng Đông Bắc của chúng tôi. Ngoài ra, trang phục truyền thống nói lên được vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong người phụ nữ. Đó là đức tính hy sinh, khả năng chăm sóc gia đình, nét duyên dáng và sự khéo léo", bà Manu Verma cho biết.

Những điểm tương đồng giữa trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam và Ấn Độ - Ảnh 1
Trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam và Ấn Độ có điểm tương đồng.

Khi đến thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, bà Verma bỗng nhận thấy nhiều điểm tương đồng trong trang phục truyền thống của phụ nữ hai nước. Theo bà, trang phục truyền thống giống như "mã định danh" của mỗi người phụ nữ. Đó chính là nét đẹp của mỗi quốc gia, giúp ghi lại dấu ấn lịch sử trong từng giai đoạn.

Trong lịch sử Ấn Độ, nữ hoàng Jaipur đã mặc trang phục saree cưỡi ngựa ra trận. Còn Việt Nam có Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc trong trang phục truyền thống. Trang phục của phụ nữ cả 2 nước đều gắn liền với bản sắc văn hóa, khí hậu từng vùng. Đó là những lời nhận xét của phu nhân Đại sứ Ấn Độ.

Những điểm tương đồng giữa trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam và Ấn Độ - Ảnh 2
Trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ.

Ngoài ra, bà Manu Verma cho hay, tà áo dài Việt Nam vô cùng duyên dáng nhưng bản thân từng thấy ái ngại và nghĩ mình chẳng thể mặc được vì không sở hữu vóc dáng mảnh khảnh như người phụ nữ Việt. Nhà thiết kế Ngọc Hân biết được điều này đã dành tặng bà một chiếc áo dài rất vừa vặn. "Khi ngắm bản thân mình trong tà áo dài, tôi thấy mình thật đẹp. Quả thực, trang phục dân tộc sẽ luôn phù hợp với tất cả mọi người", bà Verma chia sẻ. 

Nhà thiết kế - NSƯT Đức Hùng cũng có những giới thiệu về lịch sử của áo dài Việt Nam trong buổi tọa đàm để những người phụ nữ Ấn Độ hiểu hơn về trang phục truyền thống nước ta. Ông bày tỏ niềm tự hào, áo dài ngày càng phổ biến hơn trong đời sống.

Những điểm tương đồng giữa trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam và Ấn Độ - Ảnh 3
Trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

Các nhà thiết kế Việt Nam đã rất nhiều lần mang tà áo dài đến với sàn diễn quốc tế. Ngoài ra, các đại diện Việt Nam tại cuộc thi nhan sắc đã để lại nhiều ấn tượng trên thế giới về vẻ đẹp trang phục truyền thống nước ta. Buổi tọa đàm do Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ và Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda (Đại sứ quán Ấn Độ) tổ chức. Mục đích nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau của nhân dân hai nước và chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những điểm tương đồng giữa trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam và Ấn Độ tại chuyên mục Thời Trang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thời Trang khác

Thưởng lãm một Việt Nam đa sắc trên sân khấu quốc tế

Trong Tuần lễ thời trang được tổ chức tại Thâm Quyến (Trung Quốc) vừa qua, một thương hiệu thời trang trẻ em Việt Nam đã giới thiệu hàng chục thiết kế đặc sắc. Nổi bật nhất là bộ sưu tập Họa Sắc, chỉ với 7 thiết kế nhưng mang sứ mệnh truyền tải một Việt Nam rực rỡ gấm hoa.