Những điều ít ai biết về nữ trung vệ đổ máu trong trận chung kết bóng đá nữ SEA Games 30

Mặc dù bị rách đùi, chảy máu, Chương Thị Kiều vẫn bám trụ cho đến phút cuối cùng của trận chung kết bóng đá nữ SEA Games 30 vào tối 8/12.

Tuổi thơ khó nhọc và ước mơ sân cỏ

Ít ai ngờ, nữ cầu thủ người dân tộc Khmer (quê gốc Kiên Giang) đã từng vinh dự lãnh giải thưởng Vừ A Dính năm 2018, giải thưởng dành cho tập thể hoặc cá nhân người dân tộc thiểu số có những thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, cũng như có nhiều đóng góp cho sự phát triển xã hội, tạo nguồn cảm hứng lớn cho giới trẻ về nghị lực bản thân và cống hiến vì cộng đồng.

Năm 2018, Chương Thị Kiều nhận giải thưởng Vừ A Dính dành cho cá nhân là người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực thể thao.

Thật vậy, câu chuyện của Chương Thị Kiều không chỉ đẹp mà còn truyền cảm hứng sống đẹp, sống có lý tưởng đến mọi người. 

Chương Thị Kiều sinh ra và lớn lên ở huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang), tuổi thơ nghèo khó của cô gái dân tộc Khmer vô tình trở thành lò luyện tinh thần sắt đá cho Chương Thị Kiều. Được cha cho tiếp xúc với bóng đá ngay từ nhỏ, khi chỉ là cô học trò tiểu học, Chương Thị Kiều đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá.

Chương Thị Kiều mạnh mẽ trên sân cỏ là vậy nhưng đầy bẽn lẽn ở ngoài đời.

Tuổi vừa tròn trăng, Chương Thị Kiều không ngần ngại vất vả luyện tập ngày đêm để xây đắp ước mơ của mình. Năm 2011, mọi người biết đến Chương Thị Kiều với những thành tích vượt bậc trong đội tuyển quốc gia. Vừa đêm qua thôi, cô gái mạnh mẽ ấy đã tiếp tục khẳng định tinh thần thép của mình khi thi đấu hơn 120 phút trên sân cỏ với một phần chân rướm máu.

Cháy mãi với đam mê

Giây phút Chương Thị Kiều phải tạm dừng trận đấu để cố định lại chỗ băng bó vết thương, huấn luyện viên Mai Đức Chung đã không thể giấu được sự lo lắng của mình, ông đã chia sẻ ngay trong buổi họp báo: 

"Khi thấy cháu bị xước một mảng da, tôi rất đau xót như người bố, người bác thương con, thương cháu của mình vậy. Do tính chất trận đấu, chỗ băng bó vết thương bị bong ra, tôi đã không kiềm được cảm xúc và quát cả bác sĩ phải băng bó thật chặt để em nó đỡ đau".

Chương Thị Kiều bị thương sau tranh chấp với cầu thủ đội bạn.

Ấy vậy mà Chương Thị Kiều vẫn gan lì, nén nỗi đau để thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo. Cô gái nhỏ nhắn không giấu được xúc động, chia sẻ với mọi người: "Em rất hạnh phúc, lần đầu tiên đội tuyển nữ thi đấu mà khán đài có rất nhiều cổ động viên cổ động cho chúng em".

Người hâm mộ sẽ nhớ mãi hình ảnh nữ cầu thủ người Khmer nhỏ nhắn mang trái tim rộng lớn và mạnh mẽ, phớt lờ nỗi đau của bản thân để thắp thêm ngọn lửa thi đấu đầy nhiệt huyết cho cả đội. Chiếc huy chương vàng bóng đá nữ SEA Games 30 càng thêm rực rỡ bởi được tạo nên từ những cô gái trẻ đầy nhiệt huyết như Chương Thị Kiều.

Theo Afamily

 
 
 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những điều ít ai biết về nữ trung vệ đổ máu trong trận chung kết bóng đá nữ SEA Games 30 tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Khánh Hà - “cô nàng nam châm" hút giải

Ở trường THCS Nguyễn Trãi (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), “sếp trưởng” Hồ Khánh Hà (lớp 9/8) luôn được thầy cô và các bạn yêu mến. Cô nàng Liên đội trưởng này học cực siêu và sở hữu cho mình một thành tích học tập rất “khủng”.

Nam sinh lớp 6 đạt 920 điểm TOEIC

Nguyễn Nam Long, học sinh lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, đạt điểm TOIEC 920/990 và đặt mục tiêu đạt điểm tuyệt đối sau hai năm nữa.

Rô-bốt hình người siêu nhỏ

Vừa qua, nhóm 4 học sinh gồm: Aaron Ho Yat Fung, Isaac Zachary To, Justin Wang Tou Dương và Ngo Hei Leung (trường Nam sinh Diocesan, Hong Kong) đã chế tạo rô-bốt hình người nhỏ nhất từng ghi nhận trên thế giới.Họ đã phá kỷ lục trước đó do Zain Ahmad Qureshi (người Pakistan) thiết lập vào năm 2022.