Những giải pháp ngăn chặn gian lận trong thi trực tuyến

An Hảo
Tin giáo dục hôm nay - Hiện đang là thời điểm các trường đại học tổ chức kỳ thi hết học phần sau một thời gian dạy học trực tuyến. Vì vậy, việc kiểm soát chặt gian lận thi cử khi đánh giá bằng hình thức trực tuyến đang là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Giám sát thi trực tuyến nhờ “Giám thị” công nghệ
Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa tổ chức thi kết thúc học phần các môn học bằng hình thức trắc nghiệm thông qua ứng dụng Quilgo cho sinh viên, không có sự giám sát của giám thị. 
Tuy nhiên, khi sinh viên mở ứng dụng Quilgo, sẽ có một khung ghi hình lại quá trình làm bài, kèm theo đồng hồ đếm ngược thời gian nộp bài. Có một số môn thi, sinh viên được tham khảo tài liệu giấy nhưng cũng có những môn không được phép mở tài liệu. Do đó ứng dụng Quilgo ghi hình sẽ thống kê số lần người thi nhìn sang xung quanh, nên khó có thể gian lận được. 

Những giải pháp ngăn chặn gian lận trong thi trực tuyến - Ảnh 1
Quá trình sinh viên thi trực tuyến phải sử dụng phần mềm ứng dụng riêng theo quy định của nhà trường.

Theo quy định tổ chức thi online của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, sinh viên phải chọn vào mục cho phép chia sẻ màn hình trên máy tính và khuôn mặt, nếu không có những yếu tố này, bài thi sẽ không được công nhận. Ngoài ra, sinh viên tuyệt đối không được đeo tai nghe trong suốt quá trình làm bài thi; nếu vi phạm, bài thi sẽ bị điểm 0.
Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM quy định, khi sinh viên dự thi tự luận, trắc nghiệm trực tuyến phải kết nối mạng kèm theo camera, micro đảm bảo giữ được hình ảnh và âm thanh trong suốt quá trình thi.
Còn trường ĐH Luật TPHCM quy định, khi sinh viên thi trực tuyến phải bật camera, bật mic trong suốt quá trình thi để giám thị theo dõi. 


Thay đổi hình thức thi trực tuyến

Ông Phạm Quang Dũng, Phó phòng Đào tạo - Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, cho hay, đối với việc thi hết môn qua hình thức trực tuyến, nhà trường có quy định, khi sinh viên vào thi cần có một máy chiếu thẳng mặt, một máy chiếu toàn cảnh. Trong suốt quá trình làm bài thi, sinh viên phải bật camera và bật mic để giám thị kiểm soát. Ngoài ra, nhà trường còn sử dụng phần mềm kết hợp, trong quá trình sinh viên làm bài thi, sẽ khóa tất cả ứng dụng trên máy tính của sinh viên đang dùng nên người thi không thể tìm đáp án trên mạng hay trao đổi nhóm với nhau. 

Những giải pháp ngăn chặn gian lận trong thi trực tuyến - Ảnh 2
Mặc dù thi trực tuyến nhưng phái nhà trường và giám thị luôn có những quy định cụ thể để giảm sát sinh viên làm bài thi nghiêm túc.

Trong đợt thi vừa qua cũng đã phát hiện một số thí sinh vi phạm. Đối với việc phát hiện sinh viên gian lận, nhà trường sẽ thực hiện theo đúng như quy chế thi trực tiếp. Tùy từng tình huống vi phạm mà có thể trừ 25%, 50% hay 100% điểm thi. Để thích ứng được với hình thức đánh giá trực tuyến, trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải đã bỏ hình thức thi viết, và chỉ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm và vấn đáp. Khi kiểm tra hết học phần của sinh viên, giảng viên bắt buộc phải đến trường, mỗi người một cabin để thực hiện nhiệm vụ.


Còn tại trường Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Ông Vũ Trọng Nghĩa, Trưởng phòng Truyền thông cho hay, khi đến lịch thi, nhà trường cho phép sinh viên lựa chọn thi trực tuyến hoặc trực tiếp. Nếu thi trực tuyến, sinh viên dự thi phải có máy tính hoặc điện thoại thông minh được cài đặt phần mềm chuyên dụng do trường yêu cầu. 
“Trong giờ làm bài thi, camera và mic phải luôn mở và bao quát được toàn cảnh sinh viên ngồi làm bài”, ông Nghĩa thông tin. 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những giải pháp ngăn chặn gian lận trong thi trực tuyến tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Truyền cảm hứng học tập qua Lễ hội Văn hóa dân gian

Học tập qua trải nghiệm là một trong những xu hướng giáo dục hiện đại đã được các nhà trường áp dụng trong những năm gần đây giúp học sinh có cơ hội học tập thông qua những trải nghiệm thực tế, mở rộng không gian học tập cũng như tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên.

Thể lệ cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ”

Thiết thực hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc nhỏ tuổi và các nhà trường, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên tiếp tục tổ chức cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ năm học 2024-2025.

Chung kết Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024

Ngày 21/12, sau gần 2 tháng triển khai vòng loại trên toàn quốc, Vòng Chung kết Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (VSAR) chính thức diễn ra tại Hà Nội. Tham gia thi đấu vòng chung kết trực tiếp tại Hà Nội có hơn 900 thí sinh đến từ 20 tỉnh, thành phố trên cả nước.