Những kỹ năng cơ bản đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi sông nước

Ngọc Lam
Tình trạng đuối nước ở trẻ đã gióng lên hồi chuông báo động và việc giúp trẻ nắm rõ về những kỹ năng xử trí tai nạn đuối nước là điều rất cần thiết.

Thời gian gần đây đã có nhiều vụ tai nạn đuối nước thương tâm liên tiếp xảy ra, để lại nỗi đau lớn cho gia đình và xã hội. Điển hình như 2 vụ mới đây nhất là tàu du lịch ký hiệu QNa 1152 của Công ty Phương Đông chở 39 người từ đảo Cù Lao Chàm vào bờ bị sóng đánh chìm trên biển Cửa Đại và nam diễn viên Bảo Bảo (vai Út Khoa phim Gạo nếp Gạo tẻ) qua đời ở tuổi 19 do bị sóng cuốn trôi khi tắm biển Vũng Tàu.

Thực tế cho thấy, các vụ tai nạn đuối nước xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 5 - 10 tuổi. Nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn đuối nước phần lớn do trẻ không biết bơi hoặc chưa được trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi. Trẻ không chỉ cần học bơi mà trẻ còn cần phải học cách bơi an toàn, lành mạnh.

Những kỹ năng cơ bản đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi sông nước - Ảnh 1

Đã có nhiều vụ tai nạn đuối nước xảy ra do trẻ tự cứu lẫn nhau khi gặp nạn. Điều này cho thấy trẻ cần được trang bị thêm kỹ năng cứu đuối và xử lý tình huống khi đuối. Đây là một vấn đề cực kỳ cần thiết mà người chịu trách nhiệm đầu tiên chính là các bậc phụ huynh. Dưới đây là một số kỹ năng bơi lội cần thiết dành cho trẻ:

Tập làm quen và tập nhảy xuống nước

Hãy giúp trẻ tự bảo vệ tính mạng của mình khi đi bơi, đi tắm biển từ những bước cơ bản nhất. Trước tiên, trẻ cần được làm quen và tập nhảy xuống nước. Đây chính là bước khởi đầu để giúp trẻ biết cách xuống nước an toàn rồi giúp trẻ biết nặn, biết ngụp. Các bậc phụ huynh có thể cho trẻ làm quen trước bằng cách ngồi trên thành bể bơi, người lớn xuống nước trước và thử lôi kéo trẻ xuống cùng. Khi đã quen thì có thể để trẻ tự nhảy xuống nước.

Tập thở cho trẻ

Hãy dạy cho trẻ biết cách thở đúng cách. Nếu như ở dưới mặt nước thì thở bằng mũi còn khi ở trên mặt nước sẽ hút thở bằng miệng. Điều này giúp trẻ dễ dàng học bơi khi tiếp xúc trực tiếp với nước. Đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc trẻ học các kỹ thuật bơi lội sau này.

Những kỹ năng cơ bản đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi sông nước - Ảnh 1

Hướng dẫn trẻ đập chân dưới nước

Trẻ cần đập chân đều đặn dưới nước để duy trì quá trình bơi của mình. Trước tiên hãy cho trẻ bám vào thành bể bơi, người lớn có thể giữ hai cánh tay trong khi trẻ tập đập. Nếu trẻ đã lớn thì có thể trang bị miếng ván xốp cần tay khi tập đập chân.

Khi trẻ đã biết bơi thì vẫn cần được trang bị những kỹ năng cần thiết, các kỹ thuật bơi căn bản như khởi động trước khi xuống nước, cách xử lý khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy và cách xử lý tình huống nguy hiểm, bất ngờ xảy ra. Các kỹ năng sống sót khi bị chìm cũng vô cùng cần thiết, lúc này trẻ phải thật bình tĩnh nhắm mắt, miệng ngậm lại và nín thở. Trẻ cũng có thể lấy tay bịt mũi để phổi không sặc nước, nó sẽ trở thành phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.

Những kỹ năng cơ bản đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi sông nước - Ảnh 1

Tiếp tục thả lỏng người để đẩy lên sát mặt nước và trở về tư thế bập bênh bán an toàn. Đầu nổi sát mặt nước còn chân ở phía nước sâu. Sau đó, dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô lên khỏi mặt nước. Trẻ cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng. Bởi vì khi ở trong nước, cơ thể chúng ta trở nên nhẹ hơn so với khi ở trên cạn. Khi chuyển động lên xuống, tiến về phía trước thì cần nhớ, trên mặt nước há miệng to thở vào nhanh và sâu. Còn dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng.

Ngoài ra, hãy tránh xa các khu vực bãi bồi dễ sụt lún và các khu vực có nước chảy xiết vào từng thời điểm. Đặc biệt phải luôn chú ý đến các biển cảnh báo, biển cấm tại những khu vực nguy hiểm, và tất nhiên nếu đến những vùng sông nước, hay mặc áo phao để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những kỹ năng cơ bản đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi sông nước tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Halloween "cực chất" - Vui hết nấc

Năm ngoái Tóc Mây còn bận “dùi mài kinh sử” để chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi Olympic Toán học nên chẳng có nhiều tâm trạng vui chơi lễ hội. Thế nên, năm nay, Tóc Mây quyết định “xõa” tưng bừng cùng các bạn trong lớp.

Đuối nước ở trẻ em, biến nỗi lo thành hành động

Mới đây, tại Hà Nội, Cục Trẻ em phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu thuộc Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá Hoa Kỳ (CTFK/GHAI) đã tổ chức buổi tập huấn tuyên truyền về phòng chống đuối nước trẻ em.

Bàn gọn gàng - học dễ dàng

Việc sắp xếp bàn học gọn gàng và hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian học tập thoải mái. Nhưng không phải bạn nào cũng biết sắp xếp bàn học đúng cách đâu nhé!

Biết cách bày tỏ “lòng biết ơn”

5 rưỡi chiều, hai chị em tớ vừa đi học về đến đầu ngõ thì bỗng một chiếc xe từ trong lao ra mà không quan sát. Tí bị ngã nhào xuống đất. Bác Lan hàng xóm thấy vậy chạy ra đỡ chị em tớ rồi phủi quần áo cho Tí. Cậu nhóc vừa mệt vừa đói giờ suýt bị tông xe nên tức tối mang khuôn mặt cau có chạy thẳng về nhà, không thèm ngoái lại. Tớ vội vàng cảm ơn bác Lan rồi về.