Những kỹ năng sống cần thiết cho các bạn lứa tuổi mầm non

Ngọc Nguyễn
Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Thế nhưng sự bao bọc con quá kỹ vô tình khiến các bạn nhỏ khó thích nghi với cuộc sống xung quanh. Vì vậy, việc dạy những kỹ năng sống cho các bạn nhỏ là vô cùng cần thiết.

Một bạn nhỏ được rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết ngay từ nhỏ sẽ được phát triển toàn diện, biết cách tự lập, tự tin và bản lĩnh vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Vậy kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non cụ thể là gì? Cha mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau đây:

Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non

Kỹ năng tự ăn uống

Đây là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non, được các chuyên gia khuyến cáo nên dạy trẻ từ nhỏ. Việc trẻ tự xúc cơm ăn, tự uống nước sẽ thúc đẩy con hình thành tính tự lập và bản năng sinh tồn. Cha mẹ cũng an tâm hơn khi bận việc đốt xuất không thể chăm lo cho con. Vì vậy, ngay từ khi trẻ 1 tuổi, cha mẹ hãy bắt đầu tạo điều kiện để trẻ tập xúc thức ăn và tự uống nước.

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Mặc dù trẻ mầm non thường cần phải có sự trợ giúp từ cha mẹ trong việc chăm sóc bản thân. Thế nhưng đừng để trẻ quá phụ thuộc, dựa dẫm vào cha mẹ. Thay vào đó, cha mẹ nên dành thời gian dạy trẻ chăm sóc bản thân với các công việc đơn giản như tự đánh răng, vệ sinh cá nhân, tự mang giày dép, tự đi ngủ, mặc quần áo, chải tóc... Đây cũng là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non hình thành tính tự lập, biết cách xoay sở, giải quyết vấn đề.

Kỹ năng ứng xử

Ứng xử là kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non cha mẹ nhất định không nên bỏ qua. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ giao tiếp linh hoạt, khôn khéo, đồng thời tránh bắt chước những thói hư, tật xấu từ những người xung quanh. Cha mẹ hãy dạy trẻ kỹ năng ứng xử bắt đầu từ những việc cơ bản như ăn nói lễ phép, đi thưa về gửi, chào hỏi người lớn, tạm biệt bạn bè...

Kỹ năng học hỏi

Trẻ mầm non hay tò mò, quan sát và muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Vì vậy, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non mà cha mẹ cần dạy trẻ là kỹ năng học hỏi. Hãy tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động bổ ích, chơi đồ chơi thông minh hợp lứa tuổi, đọc sách mỗi ngày... Bên cạnh đó, cha mẹ hãy dạy con cách đặt câu hỏi tại sao, cái gì, làm thế nào và tìm câu trả lời.

Kỹ năng bơi lội

Bơi lội cũng là kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non cha mẹ cần quan tâm. Kỹ năng này không chỉ khuyến khích trẻ vận động, phát triển thể chất mà còn giúp tăng khả năng sinh tồn cho trẻ. Tuy nhiên, tùy vào thể lực của từng bé mà cha mẹ tìm cách dạy trẻ kỹ năng bơi lội hiệu quả nhé.

Kỹ năng sắp xếp đồ đạc

Dạy trẻ kỹ năng sắp xếp đồ đạc sẽ giúp trẻ tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Khi cần một món đồ nào đó, con sẽ không mất nhiều thời gian tìm kiếm hay nhờ cha mẹ giúp đỡ. Để phát triển kỹ năng này, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc dạy bé cách sắp xếp quần áo. Lưu ý, cha mẹ hãy hướng dẫn, minh họa và làm cùng để tăng sự hứng thú cho bé.

Kỹ năng quản lý thời gian

Ở độ tuổi mầm non, hầu hết thời gian biểu của bé đều được cha mẹ lên lịch và thực hiện. Bé chưa thể ý thức được việc quản lý, phân bổ thời gian cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp cuộc sống và công việc sau này của con có kế hoạch, bài bản. Cha mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng quản lý thời gian như lên lịch và thực hiện đúng giờ các hoạt động như giờ ngủ nghỉ, xem tivi, đọc sách, ăn uống, vui chơi...

Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm

Cuộc sống luôn tiềm ẩn những rủi ro, tai nạn khó lường. Do đó, việc dạy trẻ kỹ năng phòng tránh nguy hiểm là vô cùng cần thiết. Chẳng hạn như không chơi các đồ vật sắc nhọn, không đưa tay vào ổ điện, tránh các khu vực nguy hiểm như ban công, cửa sổ ở tòa nhà cao tầng, không nhận bất cứ vật gì từ người lạ...

Kỹ năng chia sẻ, giúp đỡ mọi người

Để con lớn lên trở thành người nhân hậu, giàu lòng nhân ái, ba mẹ hãy dạy bé kỹ năng chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh. Hãy dạy con từ những việc đơn giản như dọn chén bát sau khi ăn, dọn dẹp đồ đạc phụ cha mẹ, quét nhà...

Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật

Thêm một kỹ năng cần thiết cho trẻ mầm non là trồng cây và chăm sóc động vật. Các bé ngay từ nhỏ được tiếp xúc với động vật, cây cỏ sẽ được khơi dậy tình yêu thương, phát triển cảm xúc tích cực cũng như học hỏi nhiều kiến thức bổ ích.

Kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Đây là kỹ năng sống cần thiết mà trẻ mầm non thường được dạy ở các trường mẫu giáo. Cha mẹ hãy kết hợp để trẻ được thực hành một cách tốt nhất. Chẳng hạn khi tham gia giao thông trẻ phải đi bộ trên vỉa hè, băng qua đường khi đèn xanh và đi theo vạch dành cho người đi bộ, giơ tay xin đường...

Kỹ năng giao tiếp

Đối với trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần được rèn luyện từ sớm. Trẻ có kỹ năng này sẽ biết cách lắng nghe, truyền đạt đúng cách mà không nhõng nhẽo, mè nheo hay gào khóc. Hơn nữa, trẻ cũng tự tin, dễ dàng kết bạn, tăng sự kết nối với mọi người.

Trên đây là những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non. Các bậc cha mẹ hiện đại cần quan tâm để trang bị cho con, giúp con tự tin, mạnh dạn và tự xử lý các vấn đề của mình trong cuộc sống hàng ngày. 

(Ảnh: Freepik)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những kỹ năng sống cần thiết cho các bạn lứa tuổi mầm non tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Ghi nhật ký - bao điều đáng nhớ

Một cuốn nhật ký sẽ giúp bạn lưu giữ tất cả, niềm vui, bài học và những điều đáng nhớ. Ghi nhật ký không đơn giản là viết lại những gì đã xảy ra, mà còn là cách để bạn trân trọng từng bước chân mình đã đi qua.

6 câu nói thể hiện trẻ có EQ cao, cha mẹ nên khuyến khích

Trẻ có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao không chỉ hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân mà còn đồng cảm với người khác. Theo chuyên gia tâm lý trẻ em Kelsey Mora, tác giả của The Method Workbooks, trong quá trình làm việc với hơn 1.000 trẻ em, cô nhận thấy những đứa trẻ có khả năng ứng phó tốt với khó khăn thường sử dụng những cụm từ sau.

Biết lắng nghe, luôn thấu hiểu

Chỉ cần một chút kiên nhẫn lắng nghe, bạn sẽ nhận ra có biết bao tình cảm ấm áp đang được gửi gắm trong từng lời nói hằng ngày. Khi mẹ nhắc bạn mặc thêm áo, không chỉ là lời dặn dò, mà còn là sự lo lắng.

Đừng tiện tay vứt đồ bữa bãi

Bạn đã bao giờ cuống cuồng tìm hộp bút ngay trước giờ đến lớp hay phát hoảng vì sách vở, đồ chơi bày bừa khắp nơi mà chẳng biết bắt đầu dọn từ đâu? Đôi khi, chỉ vì một chút lười biếng, căn phòng nhỏ xinh của bạn bỗng biến thành “bãi chiến trường”.

Bí mật ấm áp trong "ngày của yêu thương"

Hãy kể cho Tóc Mây nghe kế hoạch chào đón “một nửa thế giới yêu thương” nhân ngày 8/3 trong gia đình bạn nhé! Riêng trong ngôi nhà của Tóc Mây, thay vì đi mua quà, Tóc Mây đã cùng cậu em lên kế hoạch cho một món quà bí mật thật ấm áp đấy các bạn ạ!