Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ

Trà Chank
Hội Chùa Hương, hội Đền Trần hay hội Yên Tử,... là những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới thu hút rất nhiều du khách thập phương.

Từ lâu, dân gian Việt Nam chúng ta có quan niệm rằng, tháng Giêng là tháng ăn chơi, với những người làm nông thì tháng Giêng còn là tháng an nhàn bởi các hoạt động thu hoạch trong nghề đồng áng cũng đã kết thúc.  Và để mừng thành quả lao động trong cả một năm, cảm ơn đất trời đã phù hộ cho mùa màng, người dân trên khắp cả nước sẽ tổ chức những lễ hội lớn với nhiều nét văn hóa đặc sắc. 

Dù các hoạt động nông nghiệp đã dần được thay thế bằng máy móc, sức người giảm đi, tuy nhiên các lễ hội dân gian vẫn được gìn giữ. Ngày nay nó không chỉ là một nét đẹp văn hóa trong đời sống mà còn tạo nên sự thu hút với du lịch và đem lại kinh tế cho địa phương. Hãy cùng tìm hiểu những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới là những lễ hội nào và có gì thú vị nhé. 

Với đặc thù về địa lý, khí hậu, lịch sử, miền Bắc nổi tiếng với những lễ hội dân gian truyền thống trong đó có những hoạt động cúng và dâng lễ đều được thực hiện và diễn ra rất uy nghiêm, kết hợp với phần hội là những trò chơi dân gian mang đậm dấu ấn của đời sống nông nghiệp. 

1. Lễ hội xuống đồng mong mùa bội thu

Lễ hội Xuống Đồng hay còn gọi là lễ hội Lồng Tồng được tổ chức tại nhiều địa phương với ý nghĩa cầu cho một  năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Hoạt động  linh thiêng và đáng chú ý nhất là nghi thức thực hiện đường cày đầu tiên, mở màn cho mùa vụ mới. Bên cạnh đó là lễ cúng tế với những đặc sản của địa phương được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng cùng các trò chơi dân gian độc đáo. 

Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 3
Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 2

2. Lễ hội Chùa Hương - Hà Nội

Lễ hội Chùa Hương được tổ chức tại địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Hầu hết các du khách đến với Chùa Hương và dịp đầu xuân đều có một mục đích chung là dâng lên một lời nguyện cầu, một nén tâm hương hoặc thả hồn bay bổng hòa mình vào với thiên nhiên ở vùng rừng núi in dấu Phật. Khi đến Chùa Hương, du khách còn được trải thêm các hoạt động văn hóa, lễ hội như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn. 

Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 1
Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 1

3. Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh

Chính thức khai hội vào ngày mùng 10 tháng 1 âm lịch, lễ hội Yên Tử kéo dài hết 3 tháng xuân. Sau phần nghi lễ long trọng được tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương hàng ngàn du khách lên Chùa Đồng, ngôi chùa linh thiêng nằm trên đỉnh núi Yên Tử. Đến với lễ hội Yên Tử, du khách sẽ được tách mình khỏi thế giới trần tục và thực hiện cuộc hành hương hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. 

Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 3
Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 2
Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 1

4. Lễ hội Đền Trần - Nam Định 

Lễ hội Đền Trần được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại TP Nam Định. Đây là lễ hội để tri ân công đức của 14 vị vua Trần và khai ấn Đền Trần.Phần linh thiêng  nhất và cũng là phần mở đầu của hội là lễ khai ấn được bắt đầu  từ giờ Tý (giữa đêm), rất nhiều người tới hành lễ vào dịp hội để xin tờ ấn với mong muốn được thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy chỉ diễn ra trong vòng 3 ngày, nhưng năm nào Lễ hội Đền Trần cũng thu hút được đông đảo du khách và nhân dân. 

Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 3
Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 2
Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 1

5. Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ

Là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, vào mỗi dịp tháng 3 âm lịch người dân lại nô nức kéo nhau về Phú Thọ, tham gia lễ hội Đền Hùng nổi tiếng. Hội Đền Hùng được diễn ra từ ngày 6/3 đến ngày 10/3 âm lịch, là một lễ hội lớn của quốc gia để tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước. Ngoài phần lễ còn có những hoạt động thú vị như thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh dày, liên hoan hát xoan, hội thi bơi chải và cả các hoạt động thể thao quần chúng. 

Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 1
Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 2
Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 3
Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 4

6. Hội Lim - Bắc Ninh

Hội Lim diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Hội Lim là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc, tại đây có rất nhiều hoạt động phong phú hột tụ đủ những văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của mảnh đất nhiều lễ hội dân gian. Trong ngày này các liền anh, liền chị có cơ hội hát giao duyên thể hiện giọng ca quan họ truyền thống. Bên cạnh đó, lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đấu vật, đấu võ, thổi cơm, dệt cửi hay đu quay,...

Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 2
Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 1
Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ - Ảnh 1

Trên đây là những lễ hội lớn ở miền Bắc mang đậm nét văn hóa dân gian của miền núi đồng bằng Bắc Bộ. Nếu có dịp hãy tham gia thử những lễ hội trên để trải nghiệm và hòa mình nhịp sống đậm nét văn hóa Việt nhé! 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những lễ hội lớn ở miền Bắc trong năm mới mà bạn không nên bỏ lỡ tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Đình làng Hà Hồi

Nằm ở vị trí trung tâm xã Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), đình làng Hà Hồi là một trong 6 ngôi đình cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn tồn tại đến ngày nay.