Những mẹo giúp bạn tính nhẩm nhanh như thần đồng

Nguyễn Hà
Tính nhẩm với những con số lớn là điều khủng khiếp ở môn Toán. 7 phương pháp tính nhanh và những quy luật thú vị sau đây sẽ giúp bạn có được kết quả trong nháy mắt mà không cần dùng máy tính.

1. Phép nhân kiểu Nga

Một trong những phương pháp phổ biến để thực hiện phép nhân giữa các số trong khoảng từ 6 tới 10 mà không cần bảng cửu chương có tên: “phép nhân kiểu Nga”.

Theo đó, bạn chỉ cần đánh số hai bàn tay từ 6 tới 10 như trên hình vẽ. Sau đó chập hai ngón tay tương ứng với phép nhân cần thực hiện (chẳng hạn như 7 x 8). Sau đó, lấy tổng số ngón tay ở phía dưới hai ngón chập nhân với 10, đem kết quả cộng với tích số ngón tay ở phía trên là ta được kết quả cần tìm.

2. Nhân nhẩm số lượng lớn

3. Bảng cửu chương nhân 9

Bảng cửu chương là công cụ tính toán mà chúng ta đều quen thuộc từ thời tiểu học. Nhưng có lẽ ít ai để ý rằng kết quả của bảng nhân 9 hình thành một quy luật ngẫu nhiên rất đặc biệt: Chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị xếp dọc sẽ tạo nên hai dãy số ngược nhau từ 0 tới 9 và từ 9 tới 0.

4. Phương pháp cánh bướm cho phép tính phân số

Ta nhân chéo tử số và mẫu số với nhau theo hình cánh bướm, sau đó cộng (hoặc trừ) lại ta được tử số của kết quả cần tìm. Tiếp tục nhân mẫu số với nhau để được mẫu số kết quả.

5. Các phép tính nhân với 11

Nếu phép tính nhân một số có 2 chữ số với 11, ta cộng hàng chục và hàng đơn vị, được bao nhiêu ta đặt vào giữa hàng chục và hàng đơn vị của số ban đầu để được kết quả.

6. Nhân số có 2 chữ số với số có 3 chữ số

Đây là phương pháp dạy tính phép nhân bằng đường thẳng phổ biến ở Nhật Bản. Với cách tính này, bạn hoàn toàn có thể thực hiện nhân hai số có 2 chữ số hoặc hai số có 3 chữ số với nhau. Bước đầu tiên, ta vẽ các đường thẳng để đại diện cho mỗi chữ số và đan chéo nhau như hình trên. Điều quan trọng là bạn phải luôn nhớ quy tắc từ trái sang phải, kể cả khi vẽ đường thẳng. Chia hình vẽ thành các phần đại diện cho hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Từ trái sang phải, bạn đếm các điểm giao nhau trong mỗi phần và viết kết quả.

7. Cách điền dấu lớn hơn, nhỏ hơn

Mẹo này dùng để dạy các bé trong các bài tập điền dấu lớn hơn, nhỏ hơn. Chúng ta hãy tưởng tượng dấu lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) là hình một cái miệng háu ăn, nó luôn hướng về bên có số lượng lớn hơn

Ngọc Hà

Theo Babamail

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những mẹo giúp bạn tính nhẩm nhanh như thần đồng tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Tạo bệ phóng giúp sinh viên khởi nghiệp

Ngày 22/12, Thành đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hà Nội đã tổ chức chung kết cuộc thi "Bệ phóng khởi nghiệp" với sự tham gia của 10 nhóm sinh viên có dự án xuất sắc.