Nỗi khổ của hội niềng răng trong mùa giãn cách: Không thể tái khám đúng hạn, bị rớt mắc cài, gãy dây cung,…

Minh Hồng
Nếu bạn đang gặp tình trạng như trên nhưng chưa thể tới phòng khám, hãy tham khảo lời khuyên dưới đây của bác sĩ chuyên khoa nhé!

Trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều dịch vụ phải tạm ngưng hoạt động, trong đó có phòng khám nha khoa. Điều này gây ra không ít bất tiện cho hội “răng sắt” bởi theo lịch trình, mỗi tháng các bạn phải tới tái khám một lần. Chưa kể những sự cố phát sinh như rơi mắc cài, gãy dây cung, đứt chun... do không tái khám đúng hẹn.

Trả lời Afamily, bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn (chuyên khoa Răng Hàm Mặt, làm việc tại Hà Nội) cho biết tốt nhất bạn nên tái khám đúng hẹn nhưng chậm 1 – 2 tháng cũng không ảnh hưởng nhiều tới kết quả chỉnh nha, trong đó có niềng răng. 

“Những trường hợp như rơi mắc cài, gãy dây cung, đứt chun... do không tái khám đúng hẹn chỉ những vấn đề nhỏ, không đáng quan ngại lắm với người đang thực hiện chỉnh nha", bác sĩ Tuấn thông tin.

"Bạn không cần quá lo lắng cho sức khỏe răng miệng trong thời gian giãn cách xã hội. Khi tái khám, các vấn đề phát sinh sẽ được bác sĩ xử lý, điều chỉnh", BS Tuấn khẳng định.

Nỗi khổ của hội niềng răng trong mùa giãn cách: Không thể tái khám đúng hạn, bị rớt mắc cái, gãy dây cung,… - Ảnh 1

Trong thời gian giãn cách xã hội, nếu e ngại không đi tái khám thì bạn cần giữ liên lạc thường xuyên với nha sĩ. Khi phát hiện tình trạng bất thường hoặc xác định có một vấn đề nào đó xảy ra khi niềng răng, hãy kết nối để được tư vấn kịp thời.

Tới khi lệnh giãn cách được nới lỏng, bạn nên tái khám càng sớm càng tốt để khắc phục các vấn đề xảy ra khi niềng răng. Thời điểm hiện tại, Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành đã nới lỏng giãn cách, nếu bạn đang niềng răng hoặc gặp các vấn đề về răng miệng, hãy đi khám ngay nhé. Nếu bạn trì hoãn, không đi tái khám, tình trạng răng miệng trở nên phức tạp, khó điều trị, tốn kém thời gian, công sức và chi phí hơn nhiều.

Nỗi khổ của hội niềng răng trong mùa giãn cách: Không thể tái khám đúng hạn, bị rớt mắc cái, gãy dây cung,… - Ảnh 2

Khi niềng răng, bạn nên lưu ý gì?

Chế độ chăm sóc răng miệng với những bạn niềng răng sẽ phức tạp và tỉ mỉ hơn bình thường một chút. Theo BS Tuấn, khi niềng răng, bạn cần chú ý tới việc vệ sinh răng, chế độ ăn uống, nên chọn món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, các loại sinh tố hoặc trái cây mềm. Với thức ăn như thịt, cá, rau, củ, bạn nên cắt nhỏ, ăn chậm nhai kĩ. 

Hội "răng sắt" không nên ăn đồ quá cứng hoặc quá dẻo, cắn miếng thức ăn to vì có thể rơi mắc cài, đứt dây cung, đứt chun... Ngoài ra, đồ ngọt cũng nên hạn chế hoặc cần chăm sóc răng miệng kỹ hơn sau khi ăn đồ ngọt. Nguyên nhân là bởi đường có thể bám vào mắc cài dẫn đến nguy cơ sâu răng. Tốt nhất bạn nên đánh răng ngay sau khi thưởng thức chúng.

Tất tần tật những cách giữ gìn và vệ sinh răng miệng cho hội chơi hệ niềng răng - Ảnh 2

Dù đang niềng răng hay không, bạn cũng đừng quên đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng sau khi ăn vặt, sau bữa ăn chính. 

Ngoài ra, BS Tuấn khuyên bạn nên sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước... hàng ngày, sau mỗi bữa ăn. Những thiết bị này giúp làm sạch mảng bám tại kẽ răng và giúp bạn dễ dàng lấy mảng bám mà không gây thưa răng, chảy máu chân răng.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Khuyến cáo dịch bệnh gia tăng dịp cuối năm tại TP. Hồ Chí Minh

'Giai đoạn cuối năm là thời điểm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có khả năng tăng cao, trong đó bao gồm cả COVID-19. Bên cạnh đó, nhu cầu giao thương, du lịch vào cuối năm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan' - Đây là khuyến cáo vừa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) đưa ra trong thời điểm Tết Giáp Thìn 2024 đang cận kề.