Bác sĩ dinh dưỡng "nhắc bạn" sử dụng bánh trung thu an toàn

ghi lại
Một mùa trung thu nữa lại về bánh trung thu đang ngập tràn trên khắp thị trường. Bánh trung thu không thể thiếu trong mỗi gia đình mỗi khi dịp trung thu về.

Mới đây, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chia sẻ trên trang cá nhân 6 lưu ý khi sử dụng bánh trung thu để tránh các nguy cơ không tốt cho sức khỏe, đảm bảo vui Tết Trung thu an toàn, vui vẻ bên gia đình và người thân!

1. Về hạn sử dụng: Bánh trung thu phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng, tốt nhất nên sử dụng sản phẩm mới xuất xưởng càng sớm càng tốt

2. Về nhãn mác: Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng gồm có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng và bảo quản,...

3. Về chất lượng: Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không có mùi khác lạ. Không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

4. Về thành phần dinh dưỡng: Nên đọc thành phần dinh dưỡng để biết các thông tin về năng lượng, chất béo, chất bột đường,... có trong 1 bánh hay trong 100g bánh.

5. Về số lượng sử dụng: Nên ăn miếng nhỏ, ăn ít, đặc biệt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với các người bệnh đái tháo đường, tim mạch, thừa cân béo phì và đang mắc các bệnh mạn tính khác.

6. Tốt nhất nên đi khám tư vấn dinh dưỡng để có thể vừa ăn được bánh trung thu cùng gia đình, bạn bè mà không lo tăng cân hay rối loạn chuyển hóa nhé.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Bác sĩ dinh dưỡng "nhắc bạn" sử dụng bánh trung thu an toàn tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Đề phòng viêm phổi ngày hè

Để đối phó với thời tiết nóng bức, nhiều gia đình sử dụng điều hòa để nhiệt độ thấp dưới 20 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ phòng lạnh và ngoài trời quá cao, khiến trẻ khó thích nghi, có thể gây viêm phổi.

Phân biệt bệnh Bạch hầu và bệnh viêm họng, viêm amidan

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác...