Nói tiếng Anh như người bản xứ nhờ thuộc "nằm lòng" những quy tắc trọng âm

Hồng Minh
Bỏ túi ngay những kiến thức này sẽ giúp bạn nâng level tiếng Anh lên đáng kể đấy!

Trong tiếng Anh, trọng âm là âm tiết được phát âm mạnh hoặc kéo dài hơn một chút so với các âm còn lại trong một từ có hai âm tiết trở lên. Nắm chắc trọng âm của từ giúp bạn phát âm chuẩn và hay hơn. Dưới đây là một vài quy tắc đánh trọng âm bạn có thể tham khảo.

Danh từ và tính từ có hai âm tiết

Khi danh từ hoặc tính từ có hai âm tiết, trọng tâm đa số rơi vào âm tiết đầu tiên. Ví dụ: "table" /TA-ble/ (cái bàn), "scissors" /SCI-ssors/ (cái kéo), "clever" /CLE-ver/ (thông minh).

Tuy nhiên, quy tắc vẫn có ngoại lệ với những từ được mượn từ ngôn ngữ khác hoặc một số từ bất quy tắc. Những từ này không còn cách nào khác là phải học thuộc. Chẳng hạn "hotel" /ho-TEL/ (khách sạn), "extreme" /ex-TREME/ (cực độ, tột cùng), "concise" /con-CISE/ (ngắn gọn, súc tích).

Động từ và giới từ có hai âm tiết

Động từ và trạng từ hai âm tiết thường có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ "export" /ex-PORT/ (xuất khẩu), "aside" /a-SIDE/ (ngay cạnh), "between" /be-TWEEN/ (ở giữa).

Những từ vừa là động từ, vừa là danh từ

Trong tiếng Anh, một số từ thuộc cả hai từ loại danh từ và động từ. Khi đó, dựa vào cách phát âm, bạn có thể xác định nó đang ở loại nào. Với danh từ, trọng âm ở âm tiết thứ nhất còn động từ có trọng âm ở âm tiết thứ hai. Đây cũng là cách phân biệt của một số từ có cách viết gần giống nhau (như "dessert" và "desert" ở ví dụ đầu bài).

Chẳng hạn, "present" /PRE-sent/ (món quà) và "present"/pre-SENT/ (trình bày); "suspect" /SU-spect/ (nghi phạm) và "suspect" /su-SPECT/ (đáng nghi).

Tuy nhiên, từ "respect" (tôn trọng) là một trong những ngoại lệ, trọng âm ở âm tiết thứ hai với cả động từ và danh từ.

Danh từ ghép

Danh từ ghép được tạo thành từ hai hoặc nhiều từ có sẵn. Thông thường, trọng âm của danh từ ghép nằm ở danh từ đầu tiên.

Chẳng hạn: "Football" /FOOT-ball/ (bóng đá), "keyboard" /KEY-board/ (bàn phím).

Động từ và tính từ ghép

Tương tự, động từ ghép được nối với nhau bằng hai động từ trở lên, viết liền nhau, còn giữa các từ tạo nên tính từ ghép sẽ có dấu gạch nối. Với những từ này, trọng âm nằm ở từ thứ hai. Bạn cần lưu ý, từ thứ hai, không phải âm tiết thứ hai.

Ví dụ: "old-fashioned" /old-FA-shioned/ (lỗi mốt), "understand" /un-der-STAND/ (hiểu).

Các từ có ba âm tiết, kết thúc bằng "er" và "ly"

Với những từ này, trọng âm thường ở âm tiết đầu tiên. Ví dụ "orderly" /OR-der-ly/ (ngăn nắp), "quitetly" /QUI-et-ly/ (thanh bình, yên ả).

Các từ kết thúc bằng "ic", "sion" và "tion"

Khi kết thúc bằng ba âm này, trọng âm của từ thường nằm ở âm tiết ngay trước chúng, hay còn gọi là âm tiết thứ hai từ dưới lên.

Chẳng hạn: "Creation" /cre-A-tion/ (sự sáng tạo), commission /com-MI-tion/ (nhiệm vụ, mệnh lệnh), "photographic" /pho-to-GRA-phic/ (ảnh).

Các từ kết thúc bằng "cy", "ty", "phy", "gy" và "al"

Với những từ này, trọng âm nằm ở âm tiết thứ ba từ dưới lên. Bạn chỉ cần đếm ngược âm tiết thứ ba đó và nhấn mạnh hơn khi nói.

Ví dụ: "democracy" /de-MO-cra-cy/ (nền dân chủ), "photography" /pho-TO-gra-phy/ (nhiếp ảnh), "logical" /LO-gi-cal/ (logic), "commodity" /com-MO-di-ty/ (hàng hóa), "psychology" /psy-CHO-lo-gy/ (tâm lý học).

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nói tiếng Anh như người bản xứ nhờ thuộc "nằm lòng" những quy tắc trọng âm tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc

Sáng ngày 16/8, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (TP. Hải Phòng), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc với sự góp mặt 272 gương mặt thí sinh ưu tú.

Thiếu nhi Thái Nguyên hướng về biển, đảo Tổ quốc

Năm 2024 là năm thiếu nhi cả nước hào hứng đón chờ nhiều hoạt động để kỷ niệm các ngày lễ lớn và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như: kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/52024), kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).