Năm nay, môn Giáo dục công dân tiếp tục được đưa vào nhóm môn thi tự chọn để xét tốt nghiệp trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Theo ý kiến của nhiều thí sinh năm trước, đây sẽ là môn thi “cứu cánh” cho cách môn thi khác.
Dựa trên mẫu đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đề thi môn Giáo dục công dân là dạng bài thi trắc nghiệp, chỉ có 9 chủ đề cơ bản, nội dung rất ngắn gọn, đề cập tới các vấn đề thực tiễn và liên quan trực tiếp tới đời sống. Vì thế, đây sẽ là lợi thế giúp cho các bạn học sinh dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ.
Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội (Nguồn: VTV7)
Công dân với kinh tế (Nguồn: VTV7)
Đề thi sẽ có 40 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời và chỉ có duy nhất 1 phương án trả lời đúng. Nội dung câu hỏi sẽ có 2 cấp độ: cấp độ cơ bản – phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT (nhận biết: 40% và thông hiểu: 20%), cấp độ phân hoá – phục vụ mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng (vận dụng bậc thấp: 30% và vận dụng bậc cao: 10%). Đề thi đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đánh giá kết quả học tập, đảm bảo tính phân hoá rõ rệt nhưng vẫn tạo thuận lợi cho học sinh làm bài theo năng lực học thực tế.
Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, thi sinh sẽ phải dự thi 3 môn bắt buộc: Ngoại ngữ, Ngữ Văn, Toán) và 1 trong 2 môn tự chọn là khoa học tự nhiên (Vật Lý, Hoá học, Sinh học) hoặc khoa học xã hội (Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý) trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 để xét tốt nghiệp.
Đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân kỳ thi THPT Quốc gia 2018:
Huệ Anh (Tổng hợp)