Phía khung cửa sổ khu nhà giàu ở Sài Gòn, đội tuyển Việt Nam cho hàng xóm ngắm gì?

Lại Ninh
Hôm nay là ngày nghỉ ngơi cuối cùng của đội tuyển Việt Nam nên mọi động thái của các chàng trai này đều được quan tâm đặc biệt. Hãy cùng xem các cầu thủ đã làm gì tại khu "nghỉ dưỡng" ở Sài Gòn nhé!

Ngày 24/6, chuỗi 7 ngày "nghỉ dưỡng" của các cầu thủ Đội tuyển Việt Nam sẽ chính thức kết thúc. Theo dự kiến, toàn đội sẽ ra sân bay và ai về nhà nấy nghỉ ngơi 7 ngày nữa trước khi quay trở lại nhịp sống đời thường.

Phía khung cửa sổ khu nhà giàu ở Sài Gòn, đội tuyển Việt Nam cho hàng xóm ngắm gì? - Ảnh 7
Hết hôm nay, đội tuyển Việt Nam đã hoàn thành 7 ngày "nghỉ dưỡng" tại Sài Gòn.

Có thể nói nguyên 7 ngày vừa qua, đội tuyển nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người hâm mộ. Đây cũng là thời gian hiếm hoi dàn chiến binh áo đỏ tương tác với fan nhiều nhất trên MXH. Để rồi ai nấy đều củng cố thêm lập luận rằng các nam thần công nhận đẹp trai, đá hay cơ mà cũng "lầy lội" và thú vị lắm. Thậm chí, sự gần gũi của những cầu thủ ngôi sao này chẳng ở đâu xa xôi mà xuất hiện ở chính ô cửa sổ bên ban công khách sạn họ đang ở thôi.

Phía khung cửa sổ khu nhà giàu ở Sài Gòn, đội tuyển Việt Nam cho hàng xóm ngắm gì? - Ảnh 1
Phía khung cửa sổ các cầu thủ tận dụng phơi đồ cá nhân.( Ảnh: Kenh14.vn)

Nhiều người nghĩ rằng những hàng xóm ở cạnh nơi các cầu thủ đang ở thỉnh thoảng sẽ được ra chào một tiếng hay được ngắm vẻ ngoài đẹp trai của các nam thần. Tuy nhiên, thực tế lại rất khác với tưởng tượng rất nhiều. Phía xa xa cửa sổ chẳng phải là một dáng hình nam thần nào mà là những bộ quần áo thể thao đủ màu sắc được phơi trên song sắt. Không chỉ phơi quần áo, dàn song sắt còn được các cầu thủ tận dụng để phơi giày.

Phía khung cửa sổ khu nhà giàu ở Sài Gòn, đội tuyển Việt Nam cho hàng xóm ngắm gì? - Ảnh 4
Những đôi giày đủ màu sắc của các cầu thủ trên song sắt. (Ảnh: Kenh14.vn)

Trước đó, dàn cầu thủ cũng cho người hâm mộ được những phen cười ngất với màn "thả thính" của Tiến Linh hay những bức ảnh được "đào lại" của Đoàn Văn Hậu.

Phía khung cửa sổ khu nhà giàu ở Sài Gòn, đội tuyển Việt Nam cho hàng xóm ngắm gì? - Ảnh 8
Tiến Linh "tung thính" nhưng cả team vào "bóc phốt".
Phía khung cửa sổ khu nhà giàu ở Sài Gòn, đội tuyển Việt Nam cho hàng xóm ngắm gì? - Ảnh 9
Đoàn Văn Hậu cũng bị "đào lại" khoảnh khắc "ngố tàu".

Theo kế hoạch, lễ bốc thăm chia bảng của Vòng loại thứ 3 World Cup 2022 sẽ diễn ra vào hôm nay - 24/6 tại trụ sở của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) ở Kuala Lumpur (Malaysia).

Dự kiến, vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á sẽ bắt đầu vào ngày 2/9/2021 và kết thúc vào ngày 29/3/2022. Vậy là các cầu thủ Việt Nam sẽ có 3 tháng tập luyện trước khi lên đường bước vào những trận đấu mới.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phía khung cửa sổ khu nhà giàu ở Sài Gòn, đội tuyển Việt Nam cho hàng xóm ngắm gì? tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Rộn ràng Hội thi Nét đẹp người giáo viên Thủ đô

Sáng ngày 18/10, tại sân trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội), Công đoàn trường Tiểu học Nghĩa Tân đã long trọng tổ chức Hội thi Nét đẹp người giáo viên Thủ đô dành cho các giáo viên đang công tác tại trường.

“Bí quyết” nuôi dạy em bé song ngữ

Với mong muốn trẻ em phát triển toàn diện và giúp bố mẹ có thể đồng hành cùng con trong chặng đường khôn lớn một cách khoa học, hiệu quả, Hệ thống giáo dục IQ Montessori (Hà Nội) đã tổ chức buổi talkshow trò chuyện cùng chuyên gia giàu kinh nghiệm về giáo dục Montessori với chủ đề “Nuôi dạy em bé song ngữ”

Giáo dục lịch sử qua những hoạt động trải nghiệm

Lý Tự Trọng là một trong 8 thiếu niên xuất sắc được đứng trong hàng ngũ những đoàn viên đầu tiên của Việt Nam. Câu nói trước vành móng ngựa “con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể là con đường khác” của Lý Tự Trọng đã trở nên bất hủ.