Phòng tránh ngộ độc thực phẩm bằng 8 biện pháp đơn giản

Bảo Bối
Ngộ độc thực phẩm là vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể nghiêm trọng, may mắn có những bước bạn có thể thực hiện để giảm thiểu rủi ro.

Thức ăn cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng cho cơ thể chúng ta hoạt động bình thường. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe lớn liên quan đến chất lượng thực phẩm mà hầu hết chúng ta thường gặp là ngộ độc thực phẩm.

Một số triệu chứng ngộ độc thực phẩm như: đau dạ dày, buồn nôn, viêm dạ dày, đầy hơi và tiêu chảy. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa đơn giản bạn có thể thực hiện trong cuộc sống hàng ngày để tránh ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm là vấn đề sức khỏe phổ biến và nghiêm trọng. (Ảnh: emergencyphysicians)Ngộ độc thực phẩm là vấn đề sức khỏe phổ biến và nghiêm trọng. (Ảnh: emergencyphysicians)

Cẩn thận khi mua thực phẩm

Việc kiểm tra bằng mắt, cảm nhận mùi luôn là bước quan trọng trước khi mua, chuẩn bị và nấu bất kỳ loại thực phẩm nào. Không phải tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm đều tuân thủ các yêu cầu tối thiểu về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các chuyên gia khuyên bạn nên mua thực phẩm từ các cơ sở uy tín đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất nhiên, điều này không đảm bảo rằng bạn sẽ không bị ngộ độc thực phẩm, nhưng nguy cơ sẽ thấp hơn nhiều.

Rửa sạch thực phẩm trước khi nấu

Đây là bước quan trọng cần phải tuân theo khi nấu ăn. Điều quan trọng là phải làm sạch rau, gạo hoặc đậu bằng nước sạch để loại bỏ các hạt bụi hoặc vi khuẩn.

Với các thực phẩm không cần nấu chín trước khi ăn, chẳng hạn như trái cây tươi, bạn nên rửa sạch chúng với nước sạch nhiều lần. Kể cả với các loại thịt hay rau củ, bạn nên loại bỏ bất kỳ phần nào bị hỏng, hay có vết bầm tím.

Nếu không tuân theo bước này, việc dùng rau củ quả, thực phẩm bị nhiễm độc, ôi thiu có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm ngay sau khi ăn.

Giữ bàn tay sạch sẽ

Bàn tay của chúng ta phải luôn sạch sẽ, đặc biệt là khi nấu nướng, phục vụ hoặc ăn thức ăn. Theo FoodSafety.gov, rửa tay trước và trong khi chế biến thực phẩm là điều rất quan trọng để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn như salmonella và E. coli gây ra.

Ở một số món ăn đặc biệt, nhiều người có thói quen dùng tay không, đây là lý do tại sao việc rửa tay trước khi ăn là rất quan trọng để tránh vi trùng tiếp xúc với thực phẩm.

Nói tóm lại, bạn luôn rửa tay:

Trước và sau khi xử lý thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm sống như thịt, cá.
Sau khi xì mũi, hắt hơi và ho.
Sau khi chạm vào động vật, thú cưng.
Sau khi đi vệ sinh
Sau khi chạm vào bất cứ thứ gì có thể bị ô nhiễm.

Ăn đồ ăn nấu tại nhà

Thông thường, khi ăn thức ăn đường phố hoặc đồ ăn mua từ bên ngoài, chúng ta dễ bị nhiễm trùng dạ dày, ngộ độc thực phẩm do không đảm bảo vệ sinh. Đó là lý do tại sao chúng ta nên nấu ăn ở nhà, vì ở nhà, chúng ta luôn chủ động duy trì mức an toàn vệ sinh thực phẩm tốt hơn.

Nấu chín kỹ thực phẩm

Bạn nên nấu chín kỹ các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt đỏ, thịt gia cầm và trứng. Nấu chín hoàn toàn những thực phẩm này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng có hại. Ngoài ra, bạn nên ăn thực phẩm ngay sau khi nấu chín để vi trùng có hại không có thời gian phát triển.

Hãy cẩn thận với thực phẩm sống

Khi chế biến thịt sống và thịt gia cầm, hãy tránh xa chúng với thực phẩm đã nấu chín, trái cây và rau quả tươi ăn sống. Bạn cũng nên sử dụng thớt riêng cho các loại thịt và các loại thực phẩm ăn sống. Ngoài ra, bạn cần phải rửa thớt và mặt bàn thường xuyên, đặc biệt là sau khi chúng tiếp xúc với thịt, gia cầm hoặc cá sống.

Luôn kiểm tra ngày hết hạn

Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy mẹo mua sắm cực hay đó là kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên sản phẩm. Thực phẩm đóng gói có thời hạn sử dụng hạn chế, vì vậy điều quan trọng là phải luôn kiểm tra khi nào chúng sắp hết hạn. Thói quen ăn thực phẩm quá hạn sử dụng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, hãy tránh bất kỳ thực phẩm đóng gói nào bị nhàu nát hoặc rách màng bọc, đồng thời không mua thực phẩm đựng trong hộp đã bị móp hoặc phồng lên, vì đây có thể là dấu hiệu của sự ô nhiễm vi khuẩn bên trong, ăn vào có thể gây tử vong.

Bảo quản thực phẩm nấu chín trong tủ lạnh

Thức ăn đã nấu chín sẽ bị hỏng nếu để ở nhiệt độ phòng quá lâu. Vì vậy, việc bảo quản thực phẩm và rau củ đã nấu chín trong tủ lạnh là điều rất quan trọng.

(Nguồn: VTC/NDTV/Everydayhealth/Ncbi)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phòng tránh ngộ độc thực phẩm bằng 8 biện pháp đơn giản tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Halloween "cực chất" - Vui hết nấc

Năm ngoái Tóc Mây còn bận “dùi mài kinh sử” để chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi Olympic Toán học nên chẳng có nhiều tâm trạng vui chơi lễ hội. Thế nên, năm nay, Tóc Mây quyết định “xõa” tưng bừng cùng các bạn trong lớp.

Đuối nước ở trẻ em, biến nỗi lo thành hành động

Mới đây, tại Hà Nội, Cục Trẻ em phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu thuộc Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá Hoa Kỳ (CTFK/GHAI) đã tổ chức buổi tập huấn tuyên truyền về phòng chống đuối nước trẻ em.

Bàn gọn gàng - học dễ dàng

Việc sắp xếp bàn học gọn gàng và hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian học tập thoải mái. Nhưng không phải bạn nào cũng biết sắp xếp bàn học đúng cách đâu nhé!

Biết cách bày tỏ “lòng biết ơn”

5 rưỡi chiều, hai chị em tớ vừa đi học về đến đầu ngõ thì bỗng một chiếc xe từ trong lao ra mà không quan sát. Tí bị ngã nhào xuống đất. Bác Lan hàng xóm thấy vậy chạy ra đỡ chị em tớ rồi phủi quần áo cho Tí. Cậu nhóc vừa mệt vừa đói giờ suýt bị tông xe nên tức tối mang khuôn mặt cau có chạy thẳng về nhà, không thèm ngoái lại. Tớ vội vàng cảm ơn bác Lan rồi về.