Phóng viên quốc tế lý giải vì sao thịt chuột trở thành đặc sản ở Việt Nam

Huệ Anh
Nữ phóng viên Christine Dell'Amore đã chọn ăn thử thịt chuột và thừa nhận, món ăn này có vị ngon không khác gì phô mai Mozzarella trứ danh của Ý.

Vào dịp Tết Nguyên đán 2019, nữ phóng viên Christine Dell'Amore của tạp chí National Geographic đã tới Châu Đốc, An Giang và được giới thiệu ăn thử hai món đặc sản là thịt dơi và thịt chuột. Sau một hồi lưỡng lự, cô đã chọn ăn thịt chuột vì “trông có vẻ ngon miệng hơn”. Kết quả thật ngoài sức tưởng tượng của Christine vì “thịt chuột có vị ngon không khác gì phô mai Mozzarella trứ danh của Ý”.

Đồng tình với ý kiến của đồng nghiệp, nhiếp ảnh gia Ian Teh nhận xét rằng thịt chuột rất ngon, bổ dưỡng mà lại ít chất béo. Những người nước ngoài từng ăn thịt chuột cho rằng nó có màu sẵm và vị thì ngon hơn cả thịt gà. Cũng có người lại cho rằng thịt chuột thật thơm và mềm như thịt thỏ.

Thịt chuột là món ăn mà nhiều người Việt Nam còn không dám ăn thử bởi họ nghĩ tới những con chuột cống sống ở các cống ngầm, hôi hám và chứa đầy vi khuẩn bệnh tật. Nhưng theo ông Robert Corrigan – nhà nghiên cứu các loài gặm nhấm ở đô thị thuộc Công ty Tư vấn và Quản lý sinh vật gây hại RMC (New York, Mỹ) thì trên thế giới có ít nhất 89 loài gặm nhấm được xếp vào nhóm có thể ăn được, trong đó có chuột.

Người dân thường chỉ ăn hai loại chuột phổ biến là: Chuột đồng (nặng khoảng 2gr) và Chuột bandicoot – chuột túi (nặng gần 1kg). Tuy nhiên, chuột đồng vẫn phổ biến hơn vì Việt Nam hiện vẫn là nước có nền nông nghiệp phát triển.

Tại các vùng nông thôn, người dân sẽ săn chuột bằng lồng dây, lông tre và chở tới lò chế biến. Thịt chuột sau khi được sơ chế sẽ bán tại khu chợ địa phương. Thịt chuột thậm chí còn được bán với giá cao hơn cả thịt gà và chỉ riêng Đồng bằng sông Cửa Long đã sản xuất tới 3600 tấn chuột sống mỗi năm, ước tính khoảng 2 triệu USD. Bởi vậy, nghề này đã đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho các gia đình mỗi khi mùa săn chuột tới.

Thịt chuột đang ngày một phổ biến bởi hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng, đồng thời cũng bởi chuột hoang ở Việt Nam được đánh giá là khoẻ mạnh, ít kí sinh trùng nên người dùng bớt được cảm giác lo sợ. Tuy nhiên, để bảo vệ cây trồng thì người dân thường phun thuốc diệt chuột, thuốc chống đông máu có tác dụng chậm khiến loài vật này chết trong vòng 5 ngày kể từ khi ăn phải thuốc. Vì thế, đó cũng là điều đáng lo ngại cho những người yêu thích thịt chuột.

Ông Grant Singleton – nhà nghiên cứu về các loài gặm nhấm tại Viện nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế chia sẻ: “Trong hầu hết các trường hợp, nấu chín thịt là cách tốt nhất để tránh bị nhiễm bệnh từ chuột“.  

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phóng viên quốc tế lý giải vì sao thịt chuột trở thành đặc sản ở Việt Nam tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?