"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

TP
Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?

1. Mắt

Chính xác hơn là con ngươi. Những loài rắn không độc thường có con ngươi tròn, trong khi rắn độc thì con ngươi sọc dọc. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ, khi con ngươi của một số loài rắn kịch độc như mamba đen (châu Phi), rắn hổ (Trung Đông, châu Á, châu Phi) và rắn Taipan của Úc lại có hình tròn. Vậy nên, nếu thấy tròng mắt của một con rắn có hình tròn thì bạn cũng đừng vội tiếp cận nó. Hãy xem xét thật kỹ các đặc điểm khác nữa.

2. Mũi

Với các loài rắn độc, ở khoảng giữa mắt và lỗ mũi của chúng sẽ có một hốc nhỏ. Đó là lỗ cảm nhận nhiệt, cho phép chúng xác định vị trí của con mồi.

3. Đầu

Hầu hết các loài rắn độc có phần đầu hình tam giác, bành rộng hơn so với phần cổ và thân hình. Trong khi đó, rắn không độc thường có đầu tròn hơn.

4. Đuôi

Vảy đuôi của rắn độc thường được phân thành từng hàngriênglẻ, trong khi rắn không độc có 2 cột vảy xen kẽ nhau.

5. Màu sắc, họa tiết

Rắn độc thường có màu nổi bật, và có thể phát ra những tiếng rít rất đặc trưng (giống như âm thanh của rắn đuôi chuông). Dĩ nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, nhưng thường là như vậy. Ngoài ra, nếu trên da rắn có những vân họa tiết hình kim cương hoặc có từ 3 màu trở lên, đó nhiều khả năng là một con rắn độc.

6. Với rắn nước

Rắn nước cũng có con độc, con không. Với rắn nước độc, chúng thường bơi theo kiểu nổi toàn thân, còn rắn không độc thì chỉ nổi phần đầu, thân mình giấu dưới mặt nước.

7. Vết cắn

Đừng nghĩ là chỉ rắn độc mới biết cắn nha. Rắn không độc vẫn có thể cắn bạn như thường, chỉ là vết cắn của chúng khác nhau mà thôi. Nọc của rắn độc giấu trong 2 răng nanh khá dài. Nếu vết cắn của bạn có hai lỗ rất sâu thì nhiều khả năng đó là “sản phẩm” của một con rắn độc. Hơn nữa, rắn độc cắn sẽ rất đau, vết cắn sẽ nhanh chóng sưng lên. Bạn cũng sẽ sớm cảm thấy khó thở, buồn nôn, huyết áp tăng… Khi bị rắn độc cắn, việc đầu tiên bạn cần làm là đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cung cấp thuốc giải (nhớ mang theo con rắn hoặc ảnh chụp nó để các bác sĩ nhận định dễ dàng hơn). Lưu ý: Không hút độc ra, vì điều đó sẽ khiến các mô xung quanh bị tổn thương. Ngoài ra, trong lúc chờ đợi sự trợ giúp của bác sĩ, hãy hạn chế vận động để nọc độc không lan ra nhanh hơn.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Khoa học Khám phá, số 15 năm 2024. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Khoa học Khám phá. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Bí kíp" nhận biết rắn có độc tại chuyên mục Hành Trang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Hành Trang khác

Bảng chữ cái tiếng Anh được hình thành như thế nào?

Một biểu đồ nho nhỏ do Matt Baker của trang Useful Charts đã cho thấy, kỳ thực bảng ký tự tiếng Anh mà chúng ta sử dụng ngày nay đã có nguồn gốc từ những ký tự tượng hình của người Ai Cập cổ đại gần 4.000 năm trước (khoảng năm 1750 trước Công Nguyên).